Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Cách viết Tin

Tin tức có vai trò rất quan trọng trong môi trường trực tuyến. Nó thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu Nhanh – Mới – Độc của các trang thông tin điện tử. Việc hiểu, nhận dạng được các loại hình tin tức cũng như sử dụng thành thạo các phương pháp viết tin là sức mạnh, lợi thế cho cho các SEOer, những người làm nội dung trực tuyến trong cuộc chiến tìm kiếm lợi nhuận, xây dựng thương hiệu trên internet.

SEO nội dung và copywriting: Cách viết Tin

A. Đặc điểm của tin
Tin (news) phản ánh những sự kiện cụ thể, mới, tiêu biểu đang hoặc sắp xảy ra theo cách đơn giản, ngắn gọn, nhanh chóng và kịp thời nhất. Tin quan tâm đến SỰ KIỆN, không đi sâu vào phản ánh những VẤN ĐỀ của đời sống.

B. Các dạng tin thông dụng

1) Tin vắn: 30 đến 60 chữ
- Thông báo một cách ngắn gọn nhất về sự kiện.

- Có thể có hoặc không cần đầu đề (tít).

- Chỉ có thể trả lời 3 – 4 yếu tố trong 6W + 1H

- Không có lời bình.

Ví dụ: Google đã giảm 15% số lượng các đoạn rich snippets trong kết quả tìm kiếm có liên quan đến quyền tác giả để hiển thị cho các tác giả khác có mức độ nổi tiếng cao hơn. (1)

Ví dụ: Matt Cutt tuyên bố “Khoảng 25% đến 30% nội dung trên website là trùng lặp nhưng Google không xem đó là SPAM. Google sẽ xem nó như một trong những yếu tố không được ưu tiên và sẽ khó xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm”. (2)

Ví dụ: Google vừa công bố top 10 xu hướng tìm kiếm trong năm 2013, và trong đó vị lãnh tụ vĩ đại của Cộng hòa Nam Phi đã đứng số 1 trong danh sách xu hướng tìm kiếm của năm.(3)

2) Tin ngắn: 60 - 100 chữ
-  Thông báo tương đối trọn vẹn về một sự kiện bằng cách trả lời đầy đủ những câu hỏi 6W + H .
Ví dụ:
Google Penguin 4 cập nhật

Ngày 22/05/2013 thuật toán Penguin 4 đã được Google cập nhật. Matt Cutts - trưởng bộ phận chống Spam của Google cho biết: 2,3% các truy vấn tiếng Anh sẽ bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật này.

Được công bố lần đầu tiên vào ngày 24/4/2012 và cập nhật hai lần sau đó, Penguin vẫn sử dụng các thuật toán cơ bản cùng với những thay đổi nhỏ. Phiên bản Penguin 4, với công nghệ Penguin 2.0 là bản cập nhật với những thay đổi lớn, có tác động sâu - rộng hơn đến các website và cộng đồng Webmasters trên toàn thế giới.

Đây là dạng tin tức phổ biến nhất, thường được sử dụng trên các báo mạng điện tử. Với nhứng sự kiện ít quan trọng thì chỉ một tin là đủ. Với những vấn đề quan trọng hơn có thể làm một chùm tin, tiếp theo đó là bài tường thuật, phỏng vấn, phóng sự điều tra, phân tích, bình luận... rồi tổng hợp. Tất nhiên đó là ở mức độ báo chí chuyên nghiệp, có hệ thống và nguồn nhân lực dồi dào... còn ở mức độ chăm sóc blog, website cho cá nhân, doanh nghiệp chúng ta phải có sự lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có sao cho đơn giản và hiệu quả nhất.

3) Tin tường thuật: ≈ 200 chữ
Tường = biết, hiểu rõ; thuật = kể lại

=> Tường thuật là kể lại những điều mắt thấy tai nghe hoặc có được thông tin đầy đủ, chính xác (cần phân biệt với bài tường thuật, thường có qui mô lớn hơn, nhiều chi tiết, ngôn ngữ thể hiện phong phú hơn).

Ví dụ:
Google cập nhật PR

Google cập nhật PR rồi đấy!

Các bạn thân mến, vào hồi  15h ngày 06/12/2013 Google đã chính thức cập nhật PR. Đây có lẽ là lần cập nhật PR được chờ đợi và mòn mỏi nhất từ trước đến giờ.

Theo như dự đoán thì đợt cập nhật PR này đúng ra phải diễn ra vào đầu tháng 5. Nhưng Google đã “im hơi lặng tiếng” cho đến tận ít phút trước đây.

Sự “im lặng khó hiểu” của Google khiến cho cộng đồng webmaster trong và ngoài nước lâm vào tình trạng đoán già, đoán non, kẻ cười, người khóc.

Nắm được thói quen cập nhật PR theo quý của Google, nhiều SEOer đã tập trung mua backlink cho web từ cuối tháng ba.

Từ đầu tháng tư, thị trường link đã rất nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Trên các diễn đàn SEO và công nghệ lời rao bán backlink không ngớt vang lên. Và trong suốt nửa cuối tháng tư tâm trạng hồi hộp, đợi chờ là phổ biến trong cộng đồng SEO Việt Nam. Người ta hỏi nhau: “mua link ở đâu tốt?”, “giá rổ thế nào?”, “chất lượng ra sao?”, “PR mấy?”, “hàng fake thôi!”…

Để rồi: “đến hẹn mà lại không lên”, “seo-ơ cứ vội, nhưng anh Gồ cứ chưa cần”. Tiền thì chuyển vào tài khoản người bán rồi, thời hạn một tháng sắp hết rồi, "sao chưa cập nhật nhỉ?". "À sắp rồi, ráng đi", “chắc chỉ nay mai thôi”, SEOer tớn tác hỏi nhau, an ủi nhau, rồi mấy chục cái mai qua đi, mai cứ dài hơn thuổng. SEOer cứ đợi, Google cứ bặt vô âm tín. Trên các diễn đàn câu chuyện về PR được đưa ra mổ xẻ, rồi lại đoán già, đoán non, lại cãi, lại ban nick… đợi chờ - mòn mỏi – kẻ vui – người buồn…

Để rồi:
Google cập nhật page rồi đấy !


Ở phần 7 của Ebook SEO copywriting mình đã chia sẻ với các bạn rằng việc áp dụng cấu trúc bài viết cần phải linh hoạt, việc kết hợp các mô hình với nhau cần phải sáng tạo, công thức chỉ là tương đối. Cái tin “Google cập nhật PR” của mình dài hơn một tin thông báo bình thường. Cấu trúc được sử dụng là cấu trúc vòng tròn với chi tiết quan trọng nhất là Google cập nhật Pagerank được xuất hiện ở mở đầu và kết thúc bài. Trong khi tường thuật lại tâm sự và hành động của nhiều SEOer theo thời gian thì chi tiết quan trọng nhất (Google đã cập nhật) vẫn được đưa lên đầu. Sử dụng rất nhiều ngôn ngữ nói trong bài viết...

4) Tin tổng hợp
- Sử dụng để thông báo về một loạt sự kiện quan trọng liên tiếp xảy ra, có liên quan tới nhau.

- Tin tổng hợp có thể được xây dựng bằng nhiều tin vắn nối tiếp nhau.

Ví dụ: Samsung chính thức ra mắt smartphone màn hình cong, thuật toán mới của Google có thể ảnh hưởng mạnh đến kết quả tìm kiếm cùng việc các nhà mạng được phép tăng cước 3G là những thông tin đáng lưu tâm… (4)

Ví dụ: Moto X ra mắt, những thông tin mới về iPhone giá rẻ và iPad thế hệ tiếp theo của Apple, lệnh cấm iPhone và iPad tại Mỹ của ITC bị bác bỏ cùng Nexus 7 2013 và Lumia 1020 xuất hiện tại Việt Nam là những điểm nhấn công nghệ tuần qua… (5)

Sau khi “điểm tin” người viết sẽ đi vào từng tin chi tiết.

- Tin tổng hợp cũng có thể tổng hợp, thống kê lại các sự kiện theo không gian, thời gian, mức độ liên quan.

Ví dụ:
Những sự kiện chấn động làng công nghệ năm 2013 (6)
Tiết lộ NSA theo dõi người dùng Internet khiến thế giới rúng động (...)
Thương vụ thâu tóm Microsoft – Nokia (...)
CEO Microsoft bất ngờ tuyên bố nghỉ hưu sau 13 năm tại vị (...)
Vụ tấn công ddos làm ảnh hưởng Internet toàn cầu (...)
Facebook và Twitter "lên sàn" (...)
Apple ra mắt 2 điện thoại trong một năm (...)
BlackBerry và số phận bấp bênh (...)


Trong ví dụ trên sau mỗi đề tít phụ (chúng ta có 7 tít phụ cả thảy) người viết sẽ trình bày về một vấn đề cụ thể.

- Tin tổng hợp thường được xây dựng theo mô hình Hình chữ nhật nhưng mỗi chi tiết, sự kiện có thể là một kim tự tháp ngược. Bản thân các sự kiện các được sắp xếp theo các tiêu chí khác nhau như: mức độ quan trọng giảm (hoặc tăng dần), theo trình tự thời gian, hoặc theo khu vực địa lý.

C. Kết luận

- Tin tức đòi hỏi người viết phải nhạy bén trong việc thu thập tin tức, biết chọn chi tiết “đắt” để bắt đầu và có cách thể hiện phù hợp.

- Tin chú trọng tới SỰ KIỆN, đi kèm với nó là các số liệu cụ thể, chân thật.

- Tin thuyết phục người đọc bằng tính thời sự, chân thực, chứ không phải là lý lẽ, lý luận (giống như phân tích, bình luận...)

- Ngôn ngữ sử dụng thường đơn giản, trực tiếp, cụ thể.

Ở trên mình đã chia sẻ với các bạn về một số dạng tin cơ bản, ngoài ra chúng ta còn một số loại khác như tin ảnh, ảnh tin, tin sâu... ít phổ biến hơn đối với dân SEO nên không giới thiệu ở đây.

Hy vọng chia sẻ của mình giúp ích được các bạn chút ít trong vấn đề định hướng và xây dựng nội dung cho website.
---------------------------------
Bài viết có tham khảo giáo trình của:
- Khoa Báo chí Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội
- Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- (1) + (2) + (3): Được lọc ra từ các bài viết trên idichvuseo
- (4) + (5): Trích từ Báo Mới (http://www.baomoi.com)
- (6): Trích từ Dân Trí
(http://dantri.com.vn/suc-manh-so/nhung-su-kien-chan-dong-lang-cong-nghe-nam-2013-816914.htm)

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

SEO trong ma trận thông tin

Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên Công nghệ Thông tin. Ngoài vô tuyến truyền mồm trước đây, ngày nay con người có rất nhiều kênh, nhiều cách để tiếp nhận và phát tán thông tin. Vậy mà không hiểu sao, một bộ phận SEOer vẫn hàng ngày than thở về việc không có năng khiếu, lĩnh vực đang SEO chẳng có gì nhiều để viết, cạn ý tưởng, không biết bắt đầu từ đâu…

Thực ra các bạn đang có xu hướng làm phức tạp hóa vấn đề, làm cho SEO trở nên phức tạp và rối rắm. Cũng như xây nhà, nếu bạn không đặt viên gạch đầu tiên thì không có ngôi nhà hoàn thiện. Khi làm nội dung cho web hay bất kì việc gì cũng vậy, không có bắt đầu thì không có kết thúc.

Vì thế, thay vì ngồi than thở và tranh thủ copy chúng ta hãy bắt tay vào việc nào !

Đơn giản hóa khái niệm thông tin.

Ở đây chúng ta không đi sâu vào các khái niệm thông tin theo kiểu kinh viện. Cứ hiểu một cách đơn giản là hàng ngày chúng ta xem phim, đọc báo, nghe đài, chém gió… chính là khi chúng ta tiếp nhận và chia sẻ thông tin. Thông tin mang lại cho chúng ta tri thức, hiểu biết mới về tự nhiên, xã hội… giúp nâng cao nhận thức và xử lý công việc tốt hơn.

Thành lập Trung tâm thu thập thông tin.

Nói là Trung tâm là để cho oai, chứ thật ra nó cũng như công ty một thanh viên thôi – bạn là giám đốc kiêm bảo vệ. Để cho dễ hình dung, lấy ví dụ từ bản thân mình, có tham gia làm SEO, viết về SEO, câu hỏi là: “nguyenhoang, anh lấy gì ra để viết ?”. Câu trả lời là: “Nhiều lắm !”.

- Tôi có mối quan hệ tốt với nhiều SEOer khác, tôi add họ trong skype, yahoo, G+, Facebook… và nhận được rất nhiều tin tức về SEO từ họ. 

- Theo dõi các diễn đàn SEO, tạp chí Công nghệ, trang cá nhân có những người có uy tín trong giới.

- Tham gia các buổi offline mà tôi cho là có ích.
…..

Đấy là sơ sơ thôi, cụ thể hơn nhé: Một lần có một bạn SEO trong lĩnh vực cỏ nhân tạo – một SEOer nữ có hỏi mình về bài viết, cũng chia sẻ rằng lĩnh vực của bạn không có gì nhiều để viết. OK, mình cũng có một số câu hỏi: “Sao bạn không xuống công trường xem công nhân thi công và nói chuyện với họ”; “Sao bạn không sang phòng Sale học về sản phẩm”; “Sao bạn không sang phòng hỗ trợ, trực tiếp trả lời thắc mắc, phản hồi của khách hàng, và sẵn sàng nghe họ “chửi” – nếu họ làm thế”; “Sao bạn không bắt chuyện với những người đang chơi thể thao trên sân cỏ nhân tạo, hỏi họ về sự khác nhau với sân cỏ tự nhiên”. Còn nữa: “Nếu mình có ý kiến cho rằng sân cỏ nhân tạo không an toàn, có thể gây trầy xước, chảy máu. Cho dù đó là ý kiến chủ quan của cá nhân mình thì câu trả lời của bạn là gì” ?...

Tóm lại: thông tin có rất nhiều quanh chúng ta, có rất nhiều cách để khai thác, vấn đề là các bạn có chịu dấn thân và rút kinh nghiệm sau mỗi lần thất bại hay không mà thôi.

Biến thông tin thành Tin tức.

Chúng ta đã có thông tin nhưng không phải mọi Thông tin đều có thể thành Tin tức, viết thành bài. Bạn chọn một vấn đề lãng xẹt thì viết xong chẳng ai thèm quan tâm. Vì vậy cần phải chọn ra các tin mới, hot, được nhiều người quan tâm mà viết.

Có những thông tin tự bản thân nó là tin mới, hấp dẫn. 

Ví dụ: Google cập nhật thuật toán mới, Facebook thay đổi cách hiển thị thông tin người dùng, Nghị định 72 ra đời… Các tin này ngay khi xuất hiện thì nhanh chóng được phổ biến rộng rãi, thu hút được sự quan tâm, theo dõi của nhiều người.

Có những thông tin bản thân nó không phải là News nhưng qua bàn tay nhào nặn của người viết bỗng thành hot. Các bạn cứ theo dõi báo An ninh Thế giới thì thấy, không có tin mới, tin hot, rất ít cướp – giết – hiếp – show hàng. Mà toàn tập trung vào các vấn đề theo kiểu: giải mã hồ sơ mật, hiện tượng kì bí, siêu nhiên, những bí ẩn trong cuộc sống, khoa học chưa có lời giải đáp…

Khai thác Thông tin hiệu quả.

Các bạn đã có được thông tin hot, có thể viết thành bài để đăng lên web, trang cá nhân, vấn đề là làm sao để công việc này hiệu quả. 

Bạn đừng đặt nặng ở vấn đề dài hay ngắn, bài viết quan trọng là hay, mới, đúng thời điểm.. dài hay ngắn, chia nhỏ hay gộp lại sẽ phụ thuộc vào hoàn cảnh cu thể. Với tin hot thì cần nhanh, ngắn gọn. Đưa tin xong thấy vẫn còn hot thì viết phân tích, bình luận. Vẫn chưa hết hot thì tiếp tục tiếp cận ở các góc nhìn khác nhau, miễn là phải hấp dẫn, có cái mới. Dài ngắn lúc này cũng như vũ khí thôi: có dài có ngắn, có gần có xa, có đại pháo, có súng bộ binh, có liên thanh, có bắn tỉa... => hỏa lực với mạnh ! 

Ví dụ: Google cập nhật Pagerank chẳng hạn.

Ngay khi thông tin này lan ra thì lập tức trở nên cũ kĩ (không có gì cũ kĩ hơn một tin đã biết). Bạn biết tin Goolge cập nhật liền báo cho thằng bạn cùng SEO, hắn có khi chỉ biết trước bạn một phút nhưng khi bạn nói thì với hắn đó là tin cũ, thậm chí với bạn nó cũng cũ ngay từ khi vừa đọc xong.

Nếu bạn là người đầu tin biết tin này hãy ngừng mọi công việc lại viết nó ngay lập tức. Nếu bạn không phải người đầu tiên, hãy kiểm tra xem mức độ lan truyền của tin này thế nào tại thời điểm bạn có nó. Hãy search Google và xem mức độ phổ biến tin đó ra sao, nếu chỉ có mấy diễn đàn lớn đưa tin thì dù không phải Cô – lôm – bô bạn vẫn có cơ hội làm nên lịch sử:

- Một tin ngắn: 200 từ là đủ, bạn có thể chỉ cần title và description. Nghĩa là: bạn viết title, mào đầu (description) đăng ngay, submit URL rồi ngồi viết tiếp, cái này thỏa mãn yếu tố nhanh, mới.

- Sau đó bạn có thể viết các bài phân tích về thuật toán mới, tường thuật lại tâm trạng, hành vi của các SEOer khác trong cộng đồng, phỏng vấn người có uy tín trong cộng đồng... các bài này sẽ dài hơi, kĩ lưỡng hơn, thỏa mãn yếu tố cung cấp tri thức, chia sẻ tâm sự, tình cảm.

- Việc tiếp theo là chia sẻ bài viết lên mạng xã hội, blog, liên kết các bài viết cùng chủ đề lại với nhau để thỏa mãn cái việc của một SEOer phải làm: điều hướng người dùng, tăng thời gian trên web, tăng view, xây dựng thương hiệu...
SEO nội dung và copywriting: SEO trong ma trận thông tin
Khi nhận được tin Google ra thuật toán chim ruồi mình đã ngay lập tức viết tin, viết title + des rồi public, chia sẻ luôn, sau đó mới viết hoàn chỉnh tìn. Tiếp theo là viết các bài phân tích, tường thuật, liên kết các bài viết với nhau. Kết quả là với từ khóa "thuật toán chim ruồi" có 2 kết quả trên top 10, dù không đi link và làm bất cứ thủ thuật SEO nào khác
Còn nếu bạn không phải là người đầu tiên biết tin, nhiều người đã nói và viết về vấn đề đó rồi thì bạn phải tìm sự khác biệt và xoáy sâu và các điểm mà chưa ai, hoặc ít người khai thác.

Trên đây, mình chỉ chia sẻ với các bạn về cách tiếp nhận và xử lý thông tin. Còn cách viết tin, bài cụ thể mình sẽ chia sẻ ở các bài viết tiếp theo.

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2013

Hướng dẫn cài đặt Code::Blocks và MINGW bằng hình ảnh (Dùng để lập trình C/C++)

Hướng dẫn cài đặt và viết code với Code::BlocksMINGW (Dùng để lập trình C/C++)

Bước 1: Tải bộ cài đặt Code::Blocks  (95MB)
CLICK ĐỂ DOWNLOAD, chờ 5s nhấn SKIP ADS để tải bộ cài đặt Code::Blocks cho Windows XP/7/8.

Bước 2: Cài đặt Code::Blocks
- Click đúp vào file vừa tải về để bắt đầu quá trình cài đặt
- Click next liên tiếp, màn hình thông báo cài đặt mặc định vào C:\Program Files\CodeBlocks
- Chọn cài FULL để có đầy đủ các tính năng
- Mở chương trình lên sau khi cài đặt xong.
 Bước 3: Khởi động Code::Blocks
- Có 1 cửa sổ hiển thị lên yêu cầu bạn chọn Trình biên dịch mặc định của Code::Blocks

- Để tạo 1 project mới bạn làm như sau: Vào menu File -> New -> Project..

- Chọn Console Application và nhấn nút Go để bắt đầu.
- Chọn next liên tiếp tới khi bạn gặp cửa sổ yêu cầu chọn ngôn ngữ C/C++

- Sau khi nhấn Next, Code::Blocks sẽ yêu cầu bạn điền các thông tin của Project.
- Click Next lần nữa để lựa chọn trình biên dịch cho Project vừa tạo.

- Bạn có thể không cần làm gì ở bước này. Mặc định, Code::Blocks sẽ chọn trình biên dịch mặc định mà bạn đã thiết lập lúc cài đặt ban đầu.
- Mở file main.cpp ở cửa sổ bên trái để vào giao diện viết code cho chương trình.

- Ở cửa sổ bên phải, bạn có thể viết 1 ví dụ đơn giản in ra màn hình câu: "Hello world !", Sau đó nhấn F9 để chạy và xem kết quả.
Tag: Code::Blocks, Cài đặt, Mingw

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Thơ chế Google cập nhật Pagerank


Google cập nhật Pagerank rồi, có lên, có xuống, chẳng buồn, chẳng vui vì lâu rồi chẳng còn vương vấn. Thôi, ai vui - chia vui, ai buồn - chia buồn. Thơ chỉ là thơ chế, mà chia vui là đây, chia buồn cũng là đây.

Anh nói: “Pagerank chẳng trở về”
Để em, chờ mãi mấy con trăng
Anh đành dối gạt tình em thế
Anh nói: “anh đi chẳng trở về”

Xuân qua em nhớ Người năm cũ
Âm thầm lặng lẽ nối Backlink
Rank cao, page chất em chờ đợi
Sen tàn, vẫn chẳng thấy anh đâu

Thu vàng – cúc úa – rồi đông ấy
Anh hẹn em rằng: tới sang năm…
SEO buồn phím lạnh từ tin ấy
Em nghĩ anh đi chẳng trở về

Thế rồi anh đi - anh lại lại
Chẳng nói năng chi, chỉ âm thầm
Lòng em bối rồi nhìn anh mãi
Em nghĩ anh đi chẳng trở về

SEO nội dung và Copywriting: Google cập nhật Pagerank
Pagerank nặng một lời thề - Page đi đi mãi không về cùng rank

» Google cập nhật PR

Google cập nhật PR

Google cập nhật PR rồi đấy!

Các bạn thân mến, vào hồi  15h ngày 06/12/2013 Google đã chính thức cập nhật PR. Đây có lẽ là lần cập nhật PR được chờ đợi và mòn mỏi nhất từ trước đến giờ.

Theo như dự đoán thì đợt cập nhật PR này đúng ra phải diễn ra vào đầu tháng 5. Nhưng Google đã “im hơi lặng tiếng” cho đến tận ít phút trước đây.

Sự “im lặng khó hiểu” của Google khiến cho cộng đồng webmaster trong và ngoài nước lâm vào tình trạng đoán già, đoán non, kẻ cười, người khóc.

Nắm được thói quen cập nhật PR theo quý của Google, nhiều SEOer đã tập trung mua backlink cho web từ cuối tháng ba. 

Từ đầu tháng tư, thị trường link đã rất nhộn nhịp người mua, kẻ bán. Trên các diễn đàn SEO và công nghệ lời rao bán backlink không ngớt vang lên. Và trong suốt nửa cuối tháng tư tâm trạng hồi hộp, đợi chờ là phổ biến trong cộng đồng SEO Việt Nam. Người ta hỏi nhau: “mua link ở đâu tốt?”, “giá rổ thế nào?”, “chất lượng ra sao?”, “PR mấy?”, “hàng fake thôi!”…

Để rồi: “đến hẹn mà lại không lên”, “seo-ơ cứ vội, nhưng anh Gồ cứ chưa cần”. Tiền thì chuyển vào tài khoản người bán rồi, thời hạn một tháng sắp hết rồi, "sao chưa cập nhật nhỉ?". "À sắp rồi, ráng đi", “chắc chỉ nay mai thôi”, SEOer tớn tác hỏi nhau, an ủi nhau, rồi mấy chục cái mai qua đi, mai cứ dài hơn thuổng. SEOer cứ đợi, Google cứ bặt vô âm tín. Trên các diễn đàn câu chuyện về PR được đưa ra mổ xẻ, rồi lại đoán già, đoán non, lại cãi, lại ban nick… đợi chờ - mòn mỏi – kẻ vui – người buồn… 

Để rồi:

Google cập nhật page rồi đấy !

SEO nội dung khi Google cập nhật PR

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Cấu trúc bài viết

Hầu hết các bạn làm SEO, nhất là các bạn đi sâu vào link không lạ lẫm gì với các mô hình như: hình tháp, hình bánh xe, chuỗi liên kết... Nhưng có lẽ số lượng SEOer theo con đường copywriting chưa nhiều, SEO Copywriting chưa thật sự phát triển mà vì vậy nhiều bạn có lễ không biết rằng bài viết cũng có cấu trúc, mô hình riêng của nó. Tất nhiên việc áp dụng cấu trúc nào cần phải linh hoạt, việc kết hợp các mô hình với nhau càng cần phải sáng tạo. Công thức chỉ là tương đối.

Cấu trúc của một bài viết thì có rất nhiều, có thể kể lên tới hàng chục. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một số cấu trúc cơ bản. Và trong khuôn khổ của Ebook cũng chỉ giới thiệu một số cấu trúc thường sử dụng trên web.

Điều đầu tiên, các bài viết tuy rằng có nội dung, các thể hiện khác nhau, nhưng tựu chung lại đều nhằm vào trả lời các câu hỏi cơ bản (6W + 1H):
What?  ( Chuyện gì?)
Where? (Ở đâu?)
When? ( Khi nào?)
Who?  ( Ai liên quan?)
With?(Cùng với những ai?)
Why? ( Tại sao?)
How? (Như thế nào?) 

Tất nhiên điều này là không nhất thiết, như bài giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, công ty và bài tản mạn... không nhất thiết phải nêu ra và trả lời câu hỏi trên. Viết quảng cáo và bài PR thì đòi hỏi phải sáng tạo và cách tiếp cận phù hợp. Nhưng tin tức, khuyến mãi, bài phân tích, bình luận là những dạng bài được sử dụng nhiều trên môi trường trực tuyến (do yêu cầu thông tin nhanh, mới, độc) thì rất cần.

Vấn đề tiếp theo là trước mỗi sự kiện các bạn cần phải xác định được đâu là chi tiết quan trọng, đâu là chi tiết ít quan trọng hơn để có cách bố trí phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Mô hình Hình tháp xuôi:
Còn gọi là mô hình: "tam giác thường", "hình nón", "hình cây thông".



Mô hình này quen thuộc với hầu hết chúng ta, từ ngày cấp 2 mình nhớ đã có môn Tập làm văn, cấu trúc Mở bài -> Thân bài -> Kết luận cô nói mãi rồi. 

Đặc điểm của nó là mở đầu bằng một hình ảnh, một câu gây ấn tượng, gợi tính tò mò cho người đọc, mức độ quan trọng tăng dần ở các câu sau và chi tiết quan trọng nhất được đưa xuống dưới cùng (kết luận). 
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Bạn nào SEO cho site truyện nên đào sâu vào cấu trúc này vì bản chất của chuyện là phải “câu nhử”, dẫn dắt người đọc. Mình nghĩ các bài viết tâm sự, chia sẻ chuyện đời, chuyện nghề SEO cũng có thể áp dụng cấu trúc này. 

Ví dụ, sau một hồi than SEO khổ, SEO khó, chẳng nhẽ buông một tiếng thở dài rồi thôi. Theo mình, nếu không dậm dọa giải nghệ để anh em chia sẻ thì cũng phải tuyên bố một điều gì đó lớn lao, kiểu như: “Tuy thuật toán không ngừng thay đổi, đối thủ ngày một nhiều, nhưng…”. Kết là kết thúc bài nhưng phải mở ra một cái gì đó, gợi nên những suy nghĩ, hướng đi mới.

Mô hình Hình tháp ngược: 
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ngược tất nhiên phải đối lập với xuôi. Đặc điểm của cấu trúc này là các chi tiết quan trọng được đưa ngay lên trên. Đây là mô hình được áp dụng nhiều trong báo chí, đặc biệt là ở thể loại tin tức.

Điểm mạnh của nó là người viết có thể nhanh chóng đưa thông tin đến người đọc. Người biên tập có thể cắt phần ở dưới ít quan trọng để đưa được nhiều tin hơn. Và người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt tin tức mà không cần phải đọc quá nhiều.

Ví dụ: “Ngày 26 – 09 – 2013, tại Mountain View, Google chính thức ra mắt Thuật toán Chim ruồi - Hummingbird”

Đây là câu đầu tiên của một Tin, thông báo về thuật toán mới của Google, nó đã trả lời các câu hỏi: Ai (Google), Cái gì (Thuật toán Chim ruồi), Ở đâu (Mountain View), Khi nào (Ngày 26 – 09 – 2013). 

Các câu tiếp theo sẽ trả lời các câu hỏi còn lại, ít quan trọng hơn. Tất nhiên trong trường hợp này bản thân việc Google đưa ra thuật toán mới đã là chi tiết quan trọng nhất rồi.

Mô hình Hình chữ nhật:
Trong cấu trúc này các chi tiết nổi bật được sắp xếp trải dài từ đầu tới cuối bài. Mỗi chi tiết có lượng thôn tin nhất định. Các chi tiết tương đối bình đẳng, độc lập, nhưng cùng hướng vào để làm nổi bật sự kiện. Cấu trúc này thường được sử dụng cho bài phân tích, tường thuật và tổng hợp thông tin.
 SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ví dụ, ngày mai Google cập nhật PR, sau khi viết tin mình có thể làm một bài tổng hợp lại suy nghĩ, cảm xúc của các bạn.
Ngay sau Google cập nhật PR, các diễn đàn ngập tràn cảm xúc vui buồn lẫn lộn của các bạn làm SEO.
Tại iDVS, trong topic A bạn B nói
Tại thegioiseo bạn C chia sẻ
Tai diễn đàn seotopx bạn X hồ hởi
Trái ngược với tâm lý vui vẻ của nhiều bạn là nét thất vọng của các bạn Y,Z – bị rớt pagerank....

Kết cấu theo vòng tròn khép kín:
Hay còn gọi là mô hình quả trứng ngỗng, nghĩa là bài viết được bắt đầu từ chi tiết nào thì kết thúc bằng chi tiết ấy, chi tiết quan trọng vì thế được nhấn mạnh, nhắc lại ở cấp độ cao hơn.
 SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Ví dụ như bài viết về “Sườn heo nướng muối ớt” của mình mở đầu bằng chi tiết, một lời khen về món ăn: 
“Nó ngon không chịu được” và kết thúc cũng chính bằng câu nói này. 

Kết cấu theo trình tự thời gian
SEO nội dung: Cấu trúc bài viết
Thường áp dụng cho các bài tường thuật, một số bài PR, Giới thiệu cũng có thể sử dụng kết cấu này. Nghĩa là một bạn kể một câu chuyện từ khi nó bắt đầu tới thời điểm hiện tại, hoặc tới khi nó kết thúc.

Để dễ hình dung hơn mình có thể ví dụ bằng việc bỗng dưng nổi hứng viết một bài giới thiệu về diễn đàn iDVS chẳng hạn. Mình có thể sử dụng cấu trúc theo trình tự thời gian:
Nhìn vào sự phát triển của iDVS ngày hôm nay, không phải ai cũng thấu hiểu được những khó khăn của diễn đàn thủa đầu chập chững.
Khởi đầu với 3 thành viên, không quản ngày đêm...
Bị ddos, gài link ẩn, bêu xấu đủ kiểu, nhưng...
Sau xử phạt do vi phạm Nghị định 72 những tưởng diễn đàn sẽ không gượng dậy nổi. Thế mà...

Tuy nhiên cấu trúc này cũng rất linh hoạt, người dùng có thể viết ngược lại từ hiện tại lùi về quá khứ. Hoặc bắt đầu từ một sự kiện “đắt”.

Ví dụ: Dưới tác động của Nghị định 72, hàng loạt diễn đàn, website lớn bị đóng cửa, forum iDVS cũng nằm một trong số đó. Ba ngày, năm ngày, rồi một tuần trôi qua; biết bao hy vọng rồi thất vọng. Một tháng, người ta bắt đầu nghĩ về sự ra đi mãi mãi. Mỗi ngày qua đi, khi những suy nghĩ về iDVS sẽ như một phần của quá khứ cứ nhen nhóm và lớn dần, kèm theo nỗi buồn tha thiết. Chính lúc ấy – một thoáng lặng đi – để rồi òa lên: “iDVS trở lại rồi”!
Mình có thể bắt đầu bằng khó khăn mới đây của diễn đàn rồi mới triển khai sang các sự kiện khác, mốc thời gian khác.

Kết luận:
Ngoài các cấu trúc nêu trên còn có rất nhiều cấu trúc khác như: cấu trúc viên kim cương, bóc hành, tam đoạn luận, nguyên nhân – hậu quả, đồng hồ cát... chủ yếu dùng trong báo chí. Việc giới thiệu các mô hình chỉ mang tính tham khảo. Mình nhắc lại một lần nữa là việc sử dụng phải linh hoạt và sáng tạo.

Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

7 kỹ năng cần có của lập trình viên trong năm 2013

1. HTML5 / CSS
      Chắc hẳn các bạn lập trình web đều biết HTML không thể thiếu khi viết web. Nó là một ngôn ngữ cơ bản đơn giản để thể hiện một trang web. Để thể hiện được 1 trang web đẹp thì html thường được kết hợp với CSS để định dạng căn chỉnh, màu sắc. Ngoài ra còn kết hợp cả Javascript để thể hiện các hiệu ứng hoặc xử lý các event cơ bản trên trình duyệt client.

     Có thể nói html là ngôn ngữ cơ bản là trái tim của web, thậm chí được sử dụng trên cả các thiết bị di động và các hệ thống thiết kế cao cấp ví dụ như các máy tính bảng hay các dịch vụ SaaS cho phép người quản trị thông qua giao diện web.

     Gần đây html có sự phát triển lớn hơn nữa đó là sự ra đời HTML5 và hiện nay hầu hết các trình duyệt mới nhất đều đã hỗ trợ HTML5. Cùng với đó là các tùy chọn thiết kế có sẵn của CSS3 và tính tương tác của JavaScript đã đẩy các trang web linh hoạt hơn, hầu như không còn nhận ra sự khác nhau giữa ứng dụng dựa trên Web và các ứng dụng chương trình.

2. iOS Development
     Không phải quá ngạc nhiên khi nhắc đến các lập trình viên iOS, vì hầu hết các nguồn đáp ứng được công việc có liên quan đến XCode và Objective-C đều được đánh giá và tuyển dụng rất cao. Chính vì Apple bán cả di động và máy tính bảng nên yêu cầu các lập trình viên có thể viết các app trên cả 2 dòng thiết bị là khá nhiều.


     Trào lưu phát triển app cho Iphone và Ipad cách đây vài năm nhưng mạnh mẽ nhất là khoảng 2 năm trở lại đây. Chính vì thế nếu bạn đang có ý định phát triển app cho Iphone, Ipad và Ipod Tough thì đây chính là lúc bạn nên thử làm việc với nó.

3. PHP / MySQL
     Có lẽ không hấp dẫn bằng việc lập trình phát triển cho các thiết bị di động hay các công nghệ web mới hơn nhưng PHP vẫn quan trọng. Một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở đang được sử dụng bởi hơn 20 triệu website, và các website lớn đang sử dụng hiện nay có thể kể đến 2 đại diện như Facebook và Wikipedia. Bất kì blog, site tin tức nào được xây dựng trên WordPress hay Drupal cũng là mã nguồn được viết trên PHP.

     Có thể nói lập trình viên php đang là những người đang được tuyển dụng nhiều nhất theo đánh giá trên Elance. Kết hợp với MySQL thì WordPress đang được đứng hạng nhất trong số lượng các website được sử dụng.

4. Java / J2EE
    Việc phát triển dựa trên nền tảng Java và J2EE đang ngày càng được trọng dụng và các lập trình viên càng ngày càng được tuyển dụng cao trên nền tảng này trong năm 2013
Không giống các công nghệ kỹ thuật mới như phát triển hệ điều hành như Android và HTML5 thì nhu cầu kỹ năng lập trình Java luôn cần thiết và nó đang dần được trọng dụng trong vài năm gần đây

5. JavaScript
     Đối với web, JavaScript làm cho tính tương tác cao hơn đặc biệt hiện nay sự phát triển của các máy tính bảng và điện thoại di động đã loại bỏ Flash ra khỏi hệ điều hành. Bên cạnh đó là các thư viện JQuery hoặc định dạng dữ liệu chuẩn JSON phát triển khiến các công ty cần các lập trình viên giỏi JavaScript hơn bao giờ hết.


     Nếu bạn đang tìm kiếm để học lập trình Web, JavaScript chính là cái bạn cần học. Nếu bạn muốn bắt đầu Javascript thì bạn có thể tìm hiểu qua jQuery.

6. IT Project Management
     Một trong những công việc liên quan đến đằng sau những kỹ năng công nghệ không phải tất cả phải là kỹ thuật. Việc góp nhặt code, bảo trì, thiết kế phần mềm tất cả đều quan trọng. Nhưng sẽ vô ích nếu không có ai là người theo dõi và giám sát trong suốt quá trình hoàn thành dự án. Đó là lý do tại sao quản lý dự án được chứng nhận có thể tạo ra thêm lợi nhuận và lý do tại sao 40% các nhà quản trị CNTT đang tìm kiếm để thuê quản lý dự án trong năm 2013.

7. All Things “Cloud”
     Điện toán đám mây đang ngày càng phát triển mạnh, và việc tìm kiếm nhân lực về điện toán đám mây cần thiết ở bất cứ vị trí nào. Các công ty luôn tìm kiếm lập trình viên chuyên viên có thể ảo hóa hoặc phát triển các hệ thống Software-as-a-Service (SaaS), nó gần giống với Platform-as-a-Service (PaaS)

    Theo các khảo sát thì có khoảng 25% các công ty có kế hoạch tuyển dụng những người am hiểu SaaS và các dịch vụ liên quan đến “đám mây” trong năm 2013. Hay nói tóm lại là SaaS và các thuật ngữ sẽ càng ngày càng xuất hiện nhiều trên các website tuyển dụng việc làm.
    Và tất nhiên, SaaS và PaaS có thể sử dụng bất kỳ ngôn ngữ lập trình và các công nghệ cụ thể nào đó đáp ứng được chứ không nhất thiết phải là các ngôn ngữ hay công cụ nào trong bài viết này.

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Các hình thức Link Buiding

Link building là một phần việc quan trọng trong quá trình SEO offpage. Chúng ta có nhiều cách để build như:

1. Mua bán: Mua Banner, Textlink trực tiếp từ chủ của các Website, báo mạng điện tử, hoặc thông qua trung gian.
Đây là hình thức xây dựng liên kết nhanh nhất (tiền lưng đã sẵn việc gì chẳng xong). Vấn đề còn lại chỉ là chọn website phù hợp, vị trí tốt, thỏa thuận giá cả

2. Trao đổi: theo hình thức “hàng đổi hàng”, nghĩa là người khác đặt link của bạn lên website của họ, và bạn đặt link của họ lên web của mình.
Trao đổi liên kết có thể diễn ra theo kiểu đối xứng (qua lại) hoặc trao đổi chéo (với những bạn có nhiều site), hoặc nhiều hơn hai người.

3. Từ các diễn đàn: trên diễn đàn có ba loại link có thể lấy
-  Profile Links: Link này được đặt trong phần tiểu sử, giới thiệu về bản thân của các thành viên diễn đàn. Backlink ở vị trí này thường ít người click – nếu không phải là thành viên tích cực, nổi trội thì rất ít người vào tiểu sử để tìm hiểu bạn là ai.
-  Thread Links – Đặt link vào các topic do mình khởi tạo, hoặc comment trong topic của các thành viên khác.
-  Signature Links – Link chữ ký, được đặt dưới chữ kí của thành viên, và xuất hiện dưới mỗi comment.

4. Blog Links
Là hình thức xây dựng blog vệ tinh (phổ biến nhất hiện nay là wordpress và blogspot). Backlink từ nguồn này có thể là text-link từ trong bài viết hoặc từ comment trên các blog nổi tiếng, có lượng traffic cao.

5. Từ các mạng xã hội
Phổ biến nhất là G+,  Facebook, Youtube, Twitter. Nếu có kế hoạch phát triển tốt thì các mạng xã hội không chỉ mang cung cấp lien kết trỏ về mà còn là kênh lý tưởng để quảng bá sản phẩm, tăng cường mức độ nhận diện thương hiệu, và lượng truy cập lớn.

SEO nội dung: Các hình thức Link Buiding
Ngoài các hình thức Link Buiding phổ biến nói trên, còn có một số cách khác như: đăng ký web lên các trang danh bạ web, đăng bài trên các trang quảng cáo, rao vặt… Nhưng các hình thức này kém hiệu quả trong thời gian gần đây, do vấn nạn spam và sự ra đời, nâng cấp các thuật toán Panda, Penguin, Humming Brid của Google.

» Link buiding là gì ?
» Hướng dẫn disallow liên kết xấu
» Link buiding là gì ?
» Link buiding là gì ?

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Quy tắc đặt tên và tiêu chuẩn lập trình trong C#


Quy ước đặt tên và tiêu chuẩn

1. Quy tắc Pascal: Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ (VD: Student, StudentDetail, ...)
* Sử dụng cho: Phương thức (method), Giao tiếp (Interface), Tập hợp (Enum), Sự kiện (Events), Ngoại lệ (Exception), Không gian tên (NameSpace), Thuộc tính (Property)
2. Quy tắc Camel: Viết thường từ đầu tiên và viết hoa chữ cái đầu tiên của từ kế tiếp (VD: student, studentDetail,...)
* Sử dụng cho: Tầm vực biến (Protected/Private), các Tham số (Parameter)

Sử dụng quy tắc Pascal cho phương thức:
public class HelloWorld{  
  ...  
}  
Sử dụng quy tắc Pascal cho phương thức:
public class HelloWorld{
  void SayHello(string name){
      ...
  }
}
Sử dụng quy tắc Camel cho biến và tham số của phương thức 
public class HelloWorld{
 int totalCount = 0;
 void SayHello(string name){
  string fullMessage = "Hello " + name;
  ...
 }
}
- Không nên sử dụng các tiền tố kèm dấu như: M_ để đặt tên biến, ví dụ như 
       string m_sName;
       int nAge;
Mặc dù khai báo như vậy hợp lệ, nhưng chuẩn viết code .NET không khuyến cáo sử dụng. Tất cả biến nên dùng quy tắc Camel, sử dụng các từ có nghĩa, mô tả được tên biến 

- Không dùng chữ viết tắt, tên, từ địa phương,... mà hãy dùng từ rõ nghĩa như: name, address, phone,...
- Không đặt tên biến một ký tự như: i, x, n,... mà hãy đặt tên biến như index, temp. Ngoại trừ trường hợp sử dụng trong vòng lặp như sau: 
for ( int i = 0; i < count; i++ ){
     ...
}
Nếu biến chỉ được sử dụng để đếm và không sử dụng ở bất kì nơi nào ngoài vòng lặp, nhiều người thích dùng (i) để đặt tên cho biến. 

- Không dùng dấu gạch dưới (_) trong tên biến
Tên NameSpace nên theo chuẩn như sau
<company name="">.<product name="">.<top level="" module="">.<bottom level="" module=""></bottom></top></product></company>

- Tên file nên đặt trùng với tên lớp. Ví dụ: với lớp HelloWorld thì tên file nên là HelloWorld.cs (or HelloWorld.vb)
- Thụt lề: Nên dùng TAB thay về space (phím cách)
- Ghi chú (comment) nên cùng cấp với đoạn mã muốn comment. Cặp dấu ngoặc nhọn ({}) cũng nên cùng cấp với đoạn mã.
Cách ra một dòng để tăng tính rõ ràng của mã
bool SayHello (string name){
  string fullMessage = "Hello " + name;
  DateTime currentTime = DateTime.Now;
    string message = fullMessage + ", the time is : " + currentTime.ToShortTimeString();
  MessageBox.Show ( message );
  if ( ... ) {
        // Do something
        // ...
        return false;
  }
        return true;
  }
- Với if, if-else, for, while, do-while dù chỉ có một hay nhiều dòng lệnh, cũng nên cho vào trong cặp dấu ngoặc nhọn ({}) 
if ( ... ) {
      // Do something
}
Nguyên tắc viết code:

Để tránh trường hợp file (.cs, .vb) quá lớn.

Nếu một file có hơn 300-400 dòng lệnh, bạn nên nghĩ đến việc chia nhỏ nó vào các Class
Tránh viết các phương thức dài, một phương thức thông thường chỉ nên từ 1-25 dòng lệnh. Nếu một phương thức có hơn 25 dòng lênh, bạn nên chia nhỏ thành các phương thức xử lý riêng. 
Tên phương thức cần rõ ý, nêu được mục đích của phương thức. Nếu bạn đặt tên phương thức rõ ràng, bạn sẽ không cần phải viết tài liệu miêu tả về ý nghĩa của phương thức.
Tốt - Tên phương thức rõ nghĩa 
void SavePhoneNumber ( string phoneNumber )
{
  // Save the phone number.
}
Không tốt - Tên phương thức không rõ nghĩa 
// This method will save the phone number.
void SaveData ( string phoneNumber )
{
  // Save the phone number.
}
Một phương thức chỉ nên xử lý một công việc. Không nên gộp quá nhiều "trách nhiệm" cho một phương thức
Tốt 
 void SaveAddress ( string address )
 {
  // Save the address.
  // ...
 }

 void SendEmail ( string address, string email )
 {
  // Send an email to inform the supervisor that the address is changed.
  // ...
 }
Không tốt 
 // Save address and send an email to the supervisor
 // to inform that the address is updated.
 SaveAddress ( address, email );
 void SaveAddress ( string address, string email )
 {
  // Job 1.
  // Save the address.
  // ...
 // Job 2.
  // Send an email to inform the supervisor that the address is changed.
  // ...
 }
Sử dụng kiểu dữ liệu đặc trưng thay vì sử dụng từ lớp
Tốt 
 int age;
 string name;
 object contactInfo;
Không tốt 
 Int16 age;
 String name;
 Object contactInfo;
Nên sử dụng Enum ở bất kì nơi nào cần thiết. Không nên dùng số hay chuỗi để kiểm tra các giá trị
Tốt 
enum MailType
 {
  Html,
  PlainText,
  Attachment
 }
 void SendMail (string message, MailType mailType)
 {
  switch ( mailType )
  {
   case MailType.Html:
    // Do something
    break;
   case MailType.PlainText:
    // Do something
    break;
   case MailType.Attachment:
    // Do something
    break;
   default:
    // Do something
    break;
  }
 }
Không tốt 
void SendMail (string message, string mailType)
{
  switch ( mailType )
  {
   case "Html":
    // Do something
    break;
   case "PlainText":
    // Do something
    break;
   case "Attachment":
    // Do something
    break;
   default:
    // Do something
    break;
  }
}
      Nên sử dụng private thay vì public hay protected cho biến. Nếu muốn, hãy dùng properties và thiết lập code để bảo vệ tài nguyên. 
      Không sử dụng được dẫn tĩnh cục bộ trong lập trình ("D:\software\..."). Hãy sử dụng đường dẫn tương đối ("../images/home.jpg")
      Trước khi chương trình hiển thị, hãy kiểm tra lại toàn bộ các yêu cầu về tập tin, ràng buộc, kiểm tra liên kết cơ sở dữ liệu, ... để đảm bảo rằng chương trình sẽ hoạt động tốt
      Nếu phát hiện lỗi phát sinh, nên thông báo cho người dùng biết và "ghi chú" lại để có thể thực hiện các bước kiểm tra và khắc phục lỗi hoặc tạo các bản cập nhật.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Shell: Viết script tính tổng S = 1 + ½ + 1/3 + ¼ + ... + 1/n (n nguyên, nhập từ bàn phím)


Mã nguồn:
clear
echo "n="
read n
i=1
s=0
while [ $i -le $n ]
do
  x=$(echo "scale=4; 1 / $i" | bc)
  s=$(echo "scale=4; $s + $x" | bc)
  i=`expr $i + 1`
done
echo "tong la: $s"
Tags: Lập trình Shell, lập trình Linux, Ubuntu, Script tính tổng

Shell: Viết script tính can chi của năm dương lịch.

clear
echo "nam bang"
read nam
case `expr $nam % 10` in
    0)can="canh" ;;
    1)can="tan" ;;
    2)can="nham" ;;
    3)can="quy" ;;
    4)can="giap" ;;
    5)can="at" ;;
    6)can="binh" ;;
    7)can="dinh" ;;
    8)can="mau" ;;
    9)can="ky" ;;
esac
case `expr $nam % 12` in
    0)chi="than." ;;
    1)chi="dau." ;;
    2)chi="tuat." ;;
    3)chi="hoi." ;;
    4)chi="ty." ;;
    5)chi="suu." ;;
    6)chi="dan." ;;
    7)chi="mao." ;;
    8)chi="thin." ;;
    9)chi="ti." ;;
    10)chi="ngo." ;;
    11)chi="mui." ;;
esac
echo "$can - $chi"
Tags: Lập trình Shell, lập trình Linux, Ubuntu, Script tính tổng

Shell: Viết Script tính tổng các số lẻ từ 1-n (n nguyên, nhập từ bàn phím)

clear
echo "n="
read n
i=1
tong=0
while [ $i -lt $n ]
do
  if [ `expr $i % 2` -ne 0 ]; then
      tong=`expr $tong + $i`
  fi
  i=`expr $i + 1`
done
echo "tong la: $tong"
Tags: Lập trình Shell, lập trình Linux, Ubuntu, Script tính tổng lẻ