Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Giải thuật sinh đường Ellipse
#include <graphics.h>
#include <conio.h>
#define ROUND(a) ((long)(a+0.5))
void plot(int xc, int yc, int x, int y, int color){
putpixel(xc+x, yc+y, color);
putpixel(xc-x, yc+y, color);
putpixel(xc+x, yc-y, color);
putpixel(xc-x, yc-y, color);
}
void Mid_ellipse(int xc, int yc, int a, int b, int color){
long x, y, fx, fy, a2, b2, p;
x = 0;
y = b;
a2 = a * a;
b2 = b * b;
fx = 0;
fy = 2 * a2 * y;
plot(xc, yc, x,y, color);
p = ROUND(b2-(a2*b)+(0.25*a));
while (fx < fy){
x++;
fx += 2*b2;
if (p<0)
p += b2*(2*x +3);
else{
y--;
p+= b2*(2*x +3) + a2*(-2*y +2);
fy -= 2*a2;
}
plot(xc, yc, x, y, color);
}
p = ROUND(b2*(x+0.5)*(x+0.5) + a2*(y-1)*(y-1) - a2*b2);
while (y>0){
y--;
fy -= 2*a2;
if (p>=0)
p+=a2*(3 - 2*y);
else{
x++;
fx += 2*b2;
p += b2*(2*x+2) + a2*(-2*y +3);
}
plot(xc, yc, x, y, color);
}
}
void main(){
int gr_drive = DETECT, gr_mode;
initgraph(&gr_drive, &gr_mode, "");
Mid_Ellipse(getmaxx() / 2, getmaxy() / 2, 150, 80, 4);
getch();
closegraph();
}
Các giải thuật sinh đường tròn trong C/C++
1. Giải thuật sinh đường tròn Bresenham:
void Bre_circle(int xc, int yc, int Radius, int color) {
int x, y, p;
x = 0;
y = Radius;
p = 3 - 2 * Radius;
while (x <= y) {
putpixel(xc + x, yc + y, color);
if (p < 0)
p += 4 * x + 6;
else {
p += 4 * (x-y) + 10;
y--;
}
x++;}
}
2. Giải thuật sinh đường tròn Midpoint :
void Mid_circle(int xc, int yc, int Radius, int color) {
int x, y, d;
x = 0;
y = Radius;
d = 1- Radius;
while (x <= y) {
putpixel(xc + x, yc + y, color);
if (d< 0)
d +=2 * x + 3;
else {
d += 2 * (x-y) + 5;
y--;
}
x++;
}
}
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
SEO như một món ăn ngon
Làm SEO biết bao phen, bao kẻ tự đấm vào ngực, chua chát mà rằng:
Nước sông Tô vừa đen vừa thối
Rối chi bằng số kiếp làm SEO
Họ dằn vặt ghê lắm, nhưng có lẽ chẳng có ai có ý định nhảy xuống sông Tô Lịch để thoát khỏi cái kiếp làm dâu trăm họ, bởi lẽ nước sông đen mà thối lắm, đâu xứng là chốn anh hùng gửi thân. Ai oán là vậy, mà thực ra mấy SEOer nhà ta đang than trong lúc rượu ốc bờ sông. Trong cơn đau khổ vật vạ ấy, SEOer nào đủ nhạy cảm có thể nhận ra rằng cách họ chỉ vài bước chân thôi, sau bức tường kia cũng có những kẻ đang than cho cái kiếp làm dâu trăm họ.
Quanh năm xoong chảo đen sì
Nước sôi ùng ục lấy gì vinh quang
Ấy là mấy bác đầu bếp nhà ta.
SEOer và Cooker, nếu có lúc nào đó dẹp sang một bên những đau khổ của bản thân, cùng ngồi với nhau. Rất có thể họ sẽ ngộ ra rằng nghề làm SEO và đầu bếp có những điểm tương đồng. Họ hoàn toàn có thể ngồi và chia sẻ công việc, chuyện người, chuyện đời với nhau.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Làm SEO hay làm bếp cũng là một nghề, đã theo nghề thì phải ôm lấy nghiệp. Cái nghiệp làm dâu trăm họ nó c-hó lắm. Khẩu vị của thực khách thay đổi theo bốn mùa xuân – hạ - thu – đông, theo vùng miền, theo tình trạng sức khỏe… biết thế nào mà chiều. Làm SEO thì mỗi khách mỗi kiểu, người tìm kiếm cũng muôn hình vạn ý, Google thì thay đổi liên xoành xoạch chẳng biết đường nào mà lần. Làm bếp mà gặp mấy tay kiểu: “cho cái lẩu Thái không cay”, thì tức như bò đá. Cái lẩu người ta phải cân đủ vị mặn – ngọt – chua – cay, giờ thì thành lẩu chua – mặn – ngọt; chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, mới nghe thôi đã thấy ngang phè phè. Thế thì khác đếch gì bị thuê làm SEO mà bảo web không cần nội dung, muốn làm sao lên được thì lên.
Nước sông Tô vừa đen vừa thối
Rối chi bằng số kiếp làm SEO
Họ dằn vặt ghê lắm, nhưng có lẽ chẳng có ai có ý định nhảy xuống sông Tô Lịch để thoát khỏi cái kiếp làm dâu trăm họ, bởi lẽ nước sông đen mà thối lắm, đâu xứng là chốn anh hùng gửi thân. Ai oán là vậy, mà thực ra mấy SEOer nhà ta đang than trong lúc rượu ốc bờ sông. Trong cơn đau khổ vật vạ ấy, SEOer nào đủ nhạy cảm có thể nhận ra rằng cách họ chỉ vài bước chân thôi, sau bức tường kia cũng có những kẻ đang than cho cái kiếp làm dâu trăm họ.
Quanh năm xoong chảo đen sì
Nước sôi ùng ục lấy gì vinh quang
Ấy là mấy bác đầu bếp nhà ta.
SEOer và Cooker, nếu có lúc nào đó dẹp sang một bên những đau khổ của bản thân, cùng ngồi với nhau. Rất có thể họ sẽ ngộ ra rằng nghề làm SEO và đầu bếp có những điểm tương đồng. Họ hoàn toàn có thể ngồi và chia sẻ công việc, chuyện người, chuyện đời với nhau.
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Làm SEO hay làm bếp cũng là một nghề, đã theo nghề thì phải ôm lấy nghiệp. Cái nghiệp làm dâu trăm họ nó c-hó lắm. Khẩu vị của thực khách thay đổi theo bốn mùa xuân – hạ - thu – đông, theo vùng miền, theo tình trạng sức khỏe… biết thế nào mà chiều. Làm SEO thì mỗi khách mỗi kiểu, người tìm kiếm cũng muôn hình vạn ý, Google thì thay đổi liên xoành xoạch chẳng biết đường nào mà lần. Làm bếp mà gặp mấy tay kiểu: “cho cái lẩu Thái không cay”, thì tức như bò đá. Cái lẩu người ta phải cân đủ vị mặn – ngọt – chua – cay, giờ thì thành lẩu chua – mặn – ngọt; chua chua, mặn mặn, ngọt ngọt, mới nghe thôi đã thấy ngang phè phè. Thế thì khác đếch gì bị thuê làm SEO mà bảo web không cần nội dung, muốn làm sao lên được thì lên.
SEO muốn ngon thì nền tảng web phải tốt, code được tối ưu, hệ thống menu được sắp xếp khoa học, tốc độ tải trang phải nhanh. Làm bếp muốn chuẩn thì phải có không gian, đủ ánh sáng, đường đi lối lại thông thoáng, sắp xếp khoa học, không có sểnh ra cái là dao vào tay, kéo vào chân. Rồi thì chảy máu, rớt top là chuyện bình thường.
Khi làm web thì phải có định hướng rõ ràng, làm để làm gì, hướng vào đối tượng nào sau đó thiết kế và làm nội dung phù hợp. Chẳng có lý gì web game cho trẻ em lại có người mẫu khỏa thân, và nội dung chia sẻ cách làm giàu cả. Người làm bếp giỏi thì phải biết theo thời tiết, nhớ được ngày âm – dương để mà lên thực đơn. Ngày rằm, dẫu là quán hải sản thì vẫn ối kẻ gọi đồ ăn chay (nên gọi là ăn kiêng thì đúng hơn – sao không vào chùa mà ăn, bực ghê). Không tăng lượng rau, củ, đậu thì tối hết đồ, vặn răng ra mà bán.
Làm SEO ngoài kĩ thuật thì phải có nghệ thuật, nhiều khi chẳng đo đếm được. SEOer biết bao người nói SEO nó ảo, thật ra không phải thế, SEO đôi khi cần tới sự tinh tế. Cũng như làm bếp người ta cứ nghĩ rằng nấu ăn là công thức, thế thì sách nấu ăn đầy ngoài cửa hàng, công thức đầy trên mạng, thử hỏi mấy người đọc xong mà nấu ăn ngon được. Người đầu bếp giỏi biết rằng không phải mọi chanh đều chua như nhau, không phải muối nào cũng mặn như nhau vì thế công thức chỉ là tương đối, phải biết dùng ngũ quan để nhận biết. Mà nhiều khi khách đông, thời gian đâu mà nêm - nếm, lúc đó chỉ có kĩ năng, kinh nghiệm và sự tự tin mới giúp được người đầu bếp vượt lên chính mình. Cho nên mấy SEOer tối ngày lên mạng để tìm công thức chuẩn làm SEO thì mãi chỉ mò kim đáy bể mà thôi.
Làm SEO thì phải có chiến thuật, chiến thuật phải link hoạt, tùy cơ ứng biến: lúc nào thì đi link, lúc nào tạm ngừng nghe ngóng, link nào thì lấy, link nào không, lúc ++, lúc like like… Sểnh ra một cái không dính Panda, thì Penguin nó hỏi thăm. Làm bếp, đơn giản chiên một đĩa mực, lúc đầu thì để lửa hơi lớn, cho mực vào là bột khô, bám dính đều; rồi vặn lửa nhỏ để một chút để mực chín; lúc gần ra căng nhiệt để mực ra bớt nước, khô, màu vàng đều, không ngấm dầu. Làm một món đơn giản trong 5 phút còn qua mấy lần gia nhiệt, đổi thay, người ngoài khó nhận biết. Làm SEO tính bằng tuần, bằng tháng càng không thể giữ mãi một lối mòn. Nhiều đầu bếp mới được lên đứng chảo, sợ, để lửa nhỏ, bột rơi ra xuống đáy, hỏng món ăn, hư dầu; hoặc ngựa non háu đá để lửa phừng phừng cho oai, chưa chín đã cháy. Người làm SEO quá cầu toàn hay quá tự tin đều không tốt, biết đủ thì rất khó.
Người làm bếp sử dụng gia vị để món ăn hấp dẫn hơn. Nhưng quá nhiều gia vị có thể khiến món ăn mất đi giá trị. Điều quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực là tôn được cái hương vị nội tại của món ăn. Vị ngọt tự nhiên của thực phẩm làm sao có thể thay thế bằng vị ngọt lợ của mì chính được, vị chua dịu của khế sẽ rất khác với vị chua gắt và hơi chát của dấm công nghiệp; gia vị không thể quá lạm dụng. Người làm SEO cũng phải chú trọng tới giá trị nội tại của site: site cung cấp cái gì, cho ai: thông tin, tri thức hay giải trí; nội dung thế nào là hay, là mới. Lúc nào cũng chỉ nhăm nhăm cày link, chia sẻ, khác gì đem cá chết ra nấu lẩu. Giỏi lắm thì át được mùi thối ban đầu, chứ ăn vào miệng rồi thì lộ ra ngay. Một món ăn bỏ đi, một site bị ngộ độc như thế, cố mà làm gì.
Người làm SEO nhiều khi thích trộn nội dung, chỗ này một tí, chỗ kia một tẹo, chắp vá một hồi thể nào cũng ra được một món tả pín lù; đấy là không có khả năng hoặc lười. Người làm bếp nhiều khi cũng phải râu ông nọ cắm cằm bà kia. Tối, một số thực phẩm hết, thì xào lăn mà lấy rau cải thay cho nấm rơm; bao tử tiềm tiêu ăn cùng rau muống… là chuyện bình thường. Vô phúc cho mấy thực khách nào vào giờ ấy mà gọi mấy món có chữ “thập cẩm”. Người làm bếp sau khi lên đồ sẽ rất tự tin mà rằng: “thập cẩm là nhiều loại, có gì cho nấy chứ đâu cố định”.
Trang web dẫu có nội dung hay ho, phong phú mà không format cho chuẩn, thồi ra thụt vào như cái bánh đa nướng, màu sắc thì choe choét xanh, đỏ, tím, vàng như cái gỏi thập cẩm thì khác gì đánh đố người đọc. Vì thế khi làm SEO bài viết cần định dạng thống nhất, chỗ cần đậm thì đậm, chỗ cần nhạt thì nhạt. Trong nghệ thuật nấu ăn, có nguyên một chuyên ngành gọi là Mĩ thuật ẩm thực; nôm na là cắt tỉa, trang trí món ăn, nó giúp món ăn hấp dẫn hơn. Những nước có nền ẩm thực phát triển thì Mĩ thuật ẩm thực tách riêng ra thành một ngành độc lập và có thời gian đào tạo lên tới 6 năm. Cho nên, làm bếp cũng như làm SEO, không có chút thẩm mĩ thì cả món ăn lẫn trang web đều trở nên cục mịch.
Món ăn ngon, đẹp rồi, mà không có đồ ăn kèm thì cũng kém phần thú vị. Gỏi không có bánh phồng, thịt mỡ thiếu dưa hành thì kể cũng hơi vô duyên. Cũng như web ngon mà không liên kết với cộng đồng, không có mạng xã hội thì ai hay, ai biết.
Ai cũng có thể cầm dao, ai cũng có thể cắt thái, chưa biết nhờ mẹ chỉ cho vài đường là cắt được (rồi từ từ cũng tối ưu được thao tác được như mẹ bạn). Nhưng ở mức độ chuyên nghiệp để cắt được nhanh, được đều, thì việc để tay cho đúng, cách cầm dao, cách đưa tay, dụng lực đều cần phải thực hành mỗi ngày và trải qua tháng tháng, năm năm. Đó là một vài đường cơ bản trong kĩ thuật đứng thớt; đứng thớt thì có: cắt, thái, băm, chặt, lạng, bào… , rồi thái thì có thái chỉ, thái chân hương, thái quân bài, thài con chì, thái móng lợn… Rồi mỗi loại thực phẩm sẽ, mỗi món ăn cụ thể sẽ có kĩ thuật sơ chế riêng, đòi hỏi đao pháp phải thuần thục, linh hoạt. Mà kĩ thuật thớt chỉ là một trong rất nhiều kĩ thuật bạn còn phải học kĩ thuật chảo, tủ đông, nướng… Tương tự thế, ai cũng có thể SEO, nhưng để giỏi một mảng nào đó trong SEO thì rất khó. Social network à: bạn biết được bao nhiêu mạng xã hội, có bao nhiêu cách để tăng like, phát triển cộng đồng… Build Link à: giờ mô hình đầy, dùng cái nào, áp dụng ra sao, thế nào là link chất lượng? Nhiều người có thể dễ dàng tuôn ra một tràng: link chất lượng thì PR cao, trang có nội dung tốt, traffic lớn, đuôi .gov hoặc .edu gì gì đó. Câu hỏi là, còn gì nữa không, với những điều đã liệt kê thì ẩn sau nó còn cái gì, có thể đào sâu hơn nữa không; đấy là còn chưa nói tới nội dung.
Làm bếp một hai tháng, thầy thương chỉ cho vài món, có thể tự nhận là biết nấu. Làm SEO lên được một vài từ khóa có thể nhận là biết SEO. Biết là một chuyện, giỏi là một chuyện khác. Làm bếp giỏi nấu được hàng trăm món, liệu có thể vượt qua áp lực lúc đông khách, có biết xử lý khi có tình huống bất ngờ (hết thực phẩm, khách yêu cầu món lạ không có trong thực đơn, món ăn bị chê). Làm SEO lên hàng loạt từ khóa có hiểu được vì sao rớt top, có SEO được những từ khó, những trang bất lợi mới đáng nói.
Làm bếp cũng như làm SEO, vượt qua những màu hồng được tô vẽ ban đầu, những khó khăn kéo dài mãi về sau mới mong giỏi. Cuộc sống cũng như công việc, luôn có những khó khăn trắc trở, hoặc ta vượt qua để đón chờ những khó khăn lớn hơn để phát triển, hoặc co mình, tự sướng trong vỏ ốc AQ.
» SEO làm gì
» SEO làm gì
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013
Bài PR
Những hiểu biết chung về Quan hệ công chúng.
PR (Public Relation – Quan hệ Công chúng) nói một cách giản dị là:
- PR: chân thành – dài lâu
- Bài PR: giống như kể chuyện, trải nghiệm, chia sẻ, cân bằng hai yếu tố: nội dung có ích – thông tin doanh nghiệp.
-------------------
» Bài quảng cáo
PR (Public Relation – Quan hệ Công chúng) nói một cách giản dị là:
Mối quan hệ giữa người với người.
Tại sao mối quan hệ giữa người với người lại quan trọng? Bởi vì mỗi cá nhân cần có cộng đồng để tồn tại và phát triển. Việc xây dựng các mối quan hệ không phải bắt đầu từ gia đình, người thân, xã hội mà bắt đầu từ mỗi người, với chính mình. Không tin bạn cứ thử đối xử tàn tệ với bản thân và xem điều gì sẽ tới. Có đôi khi bạn bắt gặp một ai đó tự lẩm bẩm một mình, bạn đừng vội cho đó là điên, bất bình thường. Rất có thể người đó đang giao tiếp với bản thân, đó là một nhu cầu thực sự, và nó rất quan trọng.
Quan hệ công chúng không phải lâu la, xa xôi gì, đơn cử, bạn lên diễn đàn, gặp bài viết hay, thay vì chém gió câu view bạn comment tích cực hoặc nhấn thank một cái là bạn đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người viết, với cộng đồng.
Trong môi trường thông tin, PR được hiểu là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ …
Trong môi trường kinh doanh, Quan hệ công chúng được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Lúc này PR đảm nhận rất nhiều trọng trách như: quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện (event), quản lí truyền thông trong khủng hoàng…
Trong môi trường trực tuyến PR đảm nhận việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với cộng đồng mạng, viết bài PR và quảng bá online, quản lí khủng hoảng thông tin trong môi trường trực tuyến…
Trong khuôn khổ của Ebook SEO Copywriting mình sẽ cùng các bạn chia sẻ về cách viết một bài PR. Các bạn có thể tham khảo Bài quảng cáo để có thể nắm bắt vấn đề một cách chi tiết hơn. Mình xin nhắc lại một chút là: nếu quảng cáo có đặc điểm là: BÙNG NỔ, tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu ứng tức thời, hướng tới một lớp đối tượng nhất định với một thông điệp rõ ràng, kêu gọi một hành động cụ thể. Thì PR có đặc điểm là: CHÂN THÀNH, tác động về lâu dài theo kiểu mưa dầm thấm lâu, không hướng tới lợi nhuận, mục đích của PR là xây dựng tình cảm tốt với người tiêu dùng.
Bài PR
Xuất phát từ sự chân thành, phi lợi nhuận, mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, vì thế trong khuôn khổ của Ebook chúng ta sẽ thống nhất với nhau cách hiểu bài viết PR là bài chia sẻ, tâm sự chứ không hiểu theo nghĩa PR tức là “đánh bóng” rất phổ biến hiện nay.
Tất nhiên trong PR cũng có PR khéo và không khéo, PR bẩn và PR sạch (SEO còn có mũ đen, mũ trắng nữa là). PR bẩn thì chúng ta gặp hàng ngày với đủ kiểu tự bôi tro, trát trấu, show hàng, lộ S-E-X, tạo scandal, phát ngôn gây sốc… Còn bài PR vụng thì các bạn có thể thấy rất nhiều trên web, trên báo. Một số đặc điểm để nhận diện các bài viết này là:
- Bài viết PR nhưng lại nằm trong chuyên mục quảng cáo của tờ báo
- Vẫn có thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, mời gọi mua hàng
- Có link dẫn đến website bán hàng.
Chung quy cũng bởi chữ tham, nhiều bác cứ nghĩ bỏ ra vài triệu, có được một bài PR mà không có thông tin liên hệ, không chèn được cái link, chẳng bán chác gì thì phí quá. Nghĩ thế thì bác đi làm quảng cáo, giật tít hoành tráng, câu view ào ào đi. Còn làm PR, để công chúng, khách hàng có cảm nhận tốt về doanh nghiệp thì không thể một sớm, một chiều được. Mà này, đừng có phản cảm chứ!
Nói như vậy không có nghĩa là bài PR không được phép xuất hiện thông tin về doanh nghiệp. Vấn đề là xuất hiện như thế nào? Thường thì bài PR sẽ giống như một câu chuyện: không đặt vấn đề mua bán, không kêu gọi hành động, không đao to búa lớn… Mà cung cấp tri thức, thông tin hữu ích; sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ẩn hiện đâu đó, gợi mở, không cần chi tiết.
Gần đây mình có đọc một bài viết về cà phê, đọc xong mình cũng không biết có phải bài PR không, vì nó “chuẩn”. Một bài PR tốt không những thu được tình cảm của người đọc, gieo cho họ những tình cảm tích cực… Mà còn khiến người khác không thể nhận ra đó là một bài PR.
Bài viết có tiêu đề: “ Cà phê cóc Sài Gòn sắp 'tuyệt chủng' ”. Đầu tiên người viết giới thiệu về cà phê cóc như một nét văn hóa của Sài Gòn. Sau đó là thực trạng kinh tế khó khăn, vì lợi nhuận mà người bán pha thêm hóa chất, phụ gia làm biến chất cà phê, mất lòng tin ở khách hàng. Dần dà cà phê cóc bị thay thế bởi cà phê mini, cà phê sạch. Người viết sau đó nêu lên qui luật: “Phàm ở đời phát triển ồ ạt thường sẽ kéo theo chất lượng đi xuống” – (vật cùng tắc biến), sự đi xuống của cà phê mini cũng không nằm ngoài qui luật này. Một số quán cà phê cóc còn sống sót thì đã thay đổi vì người uống không phải là lớp người trung – cao tuổi, đi uống cà phê với tờ báo trên tay, mà là lớp người trẻ với máy tính và lap top. Cách uống cũng khác: “Mọi người có thể xem tin tức, thời sự qua internet, không ai nói chuyện với ai, họ lặng lẽ đến rồi lặng lẽ đi, có chăng chỉ là những cái gật đầu, chào hỏi mang tính xã giao”. Mãi đến cuối bài mới có hai cái tên được nhắc tới, với thông tin khá chung chung: “Tuy nhiên, những quán cà phê như Thái Chi trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1), Lão Tử trên đường Lý Thái Tổ (đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1)... vẫn âm thầm tồn tại và giữ được những nét của Sài Gòn xưa. Ở đây, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những bác xe ôm tay cầm tờ báo, bước vào quán với câu nói quen thuộc "cho cái đen". Nếu muốn tìm lại chút gì của Sài Gòn xưa, bạn thử đến lần xem sao”.
Đó là một câu chuyện, nó như kể lại lịch sử phát triển của cà phê cóc Sài Gòn, với những bước thăng trầm. Trải nghiệm của tác giả, kiến thức xã hội, những góc nhìn, những triết lý về qui luật vận động của cuộc sống, giọng văn tâm tình, tự sự gieo vào người đọc cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung… Ngay cả khi đọc đến đoạn cuối vẫn không thể xác định được đó là PR hay tản mạn với những cảm xúc thật của một con người đầy trăn trở, hoài niệm. Ở góc nhìn kinh tế mình thấy nó còn định hướng và phân hóa người dùng. Phân hóa ở chỗ những người trung-cao tuổi (hoài cổ) thì đến với cà phê cóc phong cách classic tại… Định hướng thêm là ai yêu mến muốn tìm hiểu thêm và văn hóa cà phê, thích trải nghiệm cũng có thể đến. Không địa chỉ, không số điện thoại, không link, không mail… Nó rất khác biệt, bạn cứ tới và bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó trong số rất nhiều quán cà phê ở đây. Nếu được biên tập bài viết này mình chỉ có thể bỏ câu cuối, dừng ở chỗ “cho cái đen”. Tất nhiên tác giả có quyền bảo vệ bài viết và sau khi tranh luận có thể sẽ thắng, và bài viết được giữ nguyên. Điều quang trọng, cuối cùng, dù là PR hay tản mạn thì đây vẫn là một bài viết hay, đáng để học hỏi.
Các bạn thấy đó, người giỏi PR là một người kể chuyện giỏi. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện xoay quanh. Vấn đề là bạn kể câu chuyện nào, kể như thế nào. Để có câu chuyện hay đòi hỏi người viết phải có sự trải nghiệm, và có cách tiếp cận vấn đề một cách tinh tế.
Nếu bạn làm quảng cáo và đang giới thiệu sản phẩm của công ty, bạn được phép thao thao bất tuyệt, thoải mái nói rằng nó tốt và có giá trị sử dụng, nói một lần chưa tin thì nói 10 lần; thậm chí gây khó chịu, miễn là khách hàng nhớ tới bạn (trên các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu gì những quảng cáo theo kiểu Chọc tức). Người làm PR thì không như thế. Nếu bạn phải viết bài PR cho một Spa. Câu hỏi là: liệu họ có cho bạn sử dụng dịch vụ và mỹ phẩm của họ không? Có thể bạn không quen dùng mỹ phẩm, khách hàng của bạn nói KO nhưng để viết bài thì bạn cần sự trải nghiệm. Dân trí ngày càng cao, lẽ nào cứ tía lia mãi về: sang trọng, mềm mượt, đẳng cấp, sành điệu, thời trang… mà không thể kể một câu chuyện riêng, không thể gợi lên những suy nghĩ, những tình cảm thầm kín. Thôi! Dẹp!
Quan hệ công chúng không phải lâu la, xa xôi gì, đơn cử, bạn lên diễn đàn, gặp bài viết hay, thay vì chém gió câu view bạn comment tích cực hoặc nhấn thank một cái là bạn đang xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người viết, với cộng đồng.
Trong môi trường thông tin, PR được hiểu là một chức năng quản trị nhằm mục đích thiết lập, duy trì sự truyền thông 2 chiều, sự hiểu biết, chấp nhận và hợp tác giữa một tổ chức và “công chúng” của họ …
Trong môi trường kinh doanh, Quan hệ công chúng được sử dụng hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu. Lúc này PR đảm nhận rất nhiều trọng trách như: quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện (event), quản lí truyền thông trong khủng hoàng…
Trong môi trường trực tuyến PR đảm nhận việc xây dựng và phát triển mối quan hệ với cộng đồng mạng, viết bài PR và quảng bá online, quản lí khủng hoảng thông tin trong môi trường trực tuyến…
Trong khuôn khổ của Ebook SEO Copywriting mình sẽ cùng các bạn chia sẻ về cách viết một bài PR. Các bạn có thể tham khảo Bài quảng cáo để có thể nắm bắt vấn đề một cách chi tiết hơn. Mình xin nhắc lại một chút là: nếu quảng cáo có đặc điểm là: BÙNG NỔ, tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu ứng tức thời, hướng tới một lớp đối tượng nhất định với một thông điệp rõ ràng, kêu gọi một hành động cụ thể. Thì PR có đặc điểm là: CHÂN THÀNH, tác động về lâu dài theo kiểu mưa dầm thấm lâu, không hướng tới lợi nhuận, mục đích của PR là xây dựng tình cảm tốt với người tiêu dùng.
Bài PR
Xuất phát từ sự chân thành, phi lợi nhuận, mục đích là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, vì thế trong khuôn khổ của Ebook chúng ta sẽ thống nhất với nhau cách hiểu bài viết PR là bài chia sẻ, tâm sự chứ không hiểu theo nghĩa PR tức là “đánh bóng” rất phổ biến hiện nay.
Tất nhiên trong PR cũng có PR khéo và không khéo, PR bẩn và PR sạch (SEO còn có mũ đen, mũ trắng nữa là). PR bẩn thì chúng ta gặp hàng ngày với đủ kiểu tự bôi tro, trát trấu, show hàng, lộ S-E-X, tạo scandal, phát ngôn gây sốc… Còn bài PR vụng thì các bạn có thể thấy rất nhiều trên web, trên báo. Một số đặc điểm để nhận diện các bài viết này là:
- Bài viết PR nhưng lại nằm trong chuyên mục quảng cáo của tờ báo
- Vẫn có thông tin quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, mời gọi mua hàng
- Có link dẫn đến website bán hàng.
Chung quy cũng bởi chữ tham, nhiều bác cứ nghĩ bỏ ra vài triệu, có được một bài PR mà không có thông tin liên hệ, không chèn được cái link, chẳng bán chác gì thì phí quá. Nghĩ thế thì bác đi làm quảng cáo, giật tít hoành tráng, câu view ào ào đi. Còn làm PR, để công chúng, khách hàng có cảm nhận tốt về doanh nghiệp thì không thể một sớm, một chiều được. Mà này, đừng có phản cảm chứ!
Nói như vậy không có nghĩa là bài PR không được phép xuất hiện thông tin về doanh nghiệp. Vấn đề là xuất hiện như thế nào? Thường thì bài PR sẽ giống như một câu chuyện: không đặt vấn đề mua bán, không kêu gọi hành động, không đao to búa lớn… Mà cung cấp tri thức, thông tin hữu ích; sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp ẩn hiện đâu đó, gợi mở, không cần chi tiết.
Gần đây mình có đọc một bài viết về cà phê, đọc xong mình cũng không biết có phải bài PR không, vì nó “chuẩn”. Một bài PR tốt không những thu được tình cảm của người đọc, gieo cho họ những tình cảm tích cực… Mà còn khiến người khác không thể nhận ra đó là một bài PR.
Bài viết có tiêu đề: “ Cà phê cóc Sài Gòn sắp 'tuyệt chủng' ”. Đầu tiên người viết giới thiệu về cà phê cóc như một nét văn hóa của Sài Gòn. Sau đó là thực trạng kinh tế khó khăn, vì lợi nhuận mà người bán pha thêm hóa chất, phụ gia làm biến chất cà phê, mất lòng tin ở khách hàng. Dần dà cà phê cóc bị thay thế bởi cà phê mini, cà phê sạch. Người viết sau đó nêu lên qui luật: “Phàm ở đời phát triển ồ ạt thường sẽ kéo theo chất lượng đi xuống” – (vật cùng tắc biến), sự đi xuống của cà phê mini cũng không nằm ngoài qui luật này. Một số quán cà phê cóc còn sống sót thì đã thay đổi vì người uống không phải là lớp người trung – cao tuổi, đi uống cà phê với tờ báo trên tay, mà là lớp người trẻ với máy tính và lap top. Cách uống cũng khác: “Mọi người có thể xem tin tức, thời sự qua internet, không ai nói chuyện với ai, họ lặng lẽ đến rồi lặng lẽ đi, có chăng chỉ là những cái gật đầu, chào hỏi mang tính xã giao”. Mãi đến cuối bài mới có hai cái tên được nhắc tới, với thông tin khá chung chung: “Tuy nhiên, những quán cà phê như Thái Chi trên đường Nguyễn Phi Khanh (Quận 1), Lão Tử trên đường Lý Thái Tổ (đối diện Bệnh viện Nhi Đồng 1)... vẫn âm thầm tồn tại và giữ được những nét của Sài Gòn xưa. Ở đây, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh của những bác xe ôm tay cầm tờ báo, bước vào quán với câu nói quen thuộc "cho cái đen". Nếu muốn tìm lại chút gì của Sài Gòn xưa, bạn thử đến lần xem sao”.
Đó là một câu chuyện, nó như kể lại lịch sử phát triển của cà phê cóc Sài Gòn, với những bước thăng trầm. Trải nghiệm của tác giả, kiến thức xã hội, những góc nhìn, những triết lý về qui luật vận động của cuộc sống, giọng văn tâm tình, tự sự gieo vào người đọc cảm giác nuối tiếc, nhớ nhung… Ngay cả khi đọc đến đoạn cuối vẫn không thể xác định được đó là PR hay tản mạn với những cảm xúc thật của một con người đầy trăn trở, hoài niệm. Ở góc nhìn kinh tế mình thấy nó còn định hướng và phân hóa người dùng. Phân hóa ở chỗ những người trung-cao tuổi (hoài cổ) thì đến với cà phê cóc phong cách classic tại… Định hướng thêm là ai yêu mến muốn tìm hiểu thêm và văn hóa cà phê, thích trải nghiệm cũng có thể đến. Không địa chỉ, không số điện thoại, không link, không mail… Nó rất khác biệt, bạn cứ tới và bạn sẽ dễ dàng nhận ra nó trong số rất nhiều quán cà phê ở đây. Nếu được biên tập bài viết này mình chỉ có thể bỏ câu cuối, dừng ở chỗ “cho cái đen”. Tất nhiên tác giả có quyền bảo vệ bài viết và sau khi tranh luận có thể sẽ thắng, và bài viết được giữ nguyên. Điều quang trọng, cuối cùng, dù là PR hay tản mạn thì đây vẫn là một bài viết hay, đáng để học hỏi.
Các bạn thấy đó, người giỏi PR là một người kể chuyện giỏi. Mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều có những câu chuyện xoay quanh. Vấn đề là bạn kể câu chuyện nào, kể như thế nào. Để có câu chuyện hay đòi hỏi người viết phải có sự trải nghiệm, và có cách tiếp cận vấn đề một cách tinh tế.
Nếu bạn làm quảng cáo và đang giới thiệu sản phẩm của công ty, bạn được phép thao thao bất tuyệt, thoải mái nói rằng nó tốt và có giá trị sử dụng, nói một lần chưa tin thì nói 10 lần; thậm chí gây khó chịu, miễn là khách hàng nhớ tới bạn (trên các phương tiện thông tin đại chúng không thiếu gì những quảng cáo theo kiểu Chọc tức). Người làm PR thì không như thế. Nếu bạn phải viết bài PR cho một Spa. Câu hỏi là: liệu họ có cho bạn sử dụng dịch vụ và mỹ phẩm của họ không? Có thể bạn không quen dùng mỹ phẩm, khách hàng của bạn nói KO nhưng để viết bài thì bạn cần sự trải nghiệm. Dân trí ngày càng cao, lẽ nào cứ tía lia mãi về: sang trọng, mềm mượt, đẳng cấp, sành điệu, thời trang… mà không thể kể một câu chuyện riêng, không thể gợi lên những suy nghĩ, những tình cảm thầm kín. Thôi! Dẹp!
Bạn không cần cố áp đặt một điều gì đó là đúng, bài PR giống như gieo một hạt giống,
hạt giống tốt, chăm sóc tốt, theo thời gian sẽ phát triển.
PR và bài PR không những luôn cần thiết cho doanh nghiệp, cho website, cho SEO và càng đặc biệt quan trọng trong thời điểm xảy ra khủng hoảng. Chúng ta sẽ cùng chia sẻ về một bài viết PR trong thời điểm doanh nghiệp xảy ra khủng hoảng sau. Trong bài viết này các bạn lưu ý:- PR: chân thành – dài lâu
- Bài PR: giống như kể chuyện, trải nghiệm, chia sẻ, cân bằng hai yếu tố: nội dung có ích – thông tin doanh nghiệp.
-------------------
» Bài quảng cáo
Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013
Các thuật toán vẽ đoạn thẳng trong C/C++
1. Thuật toán vẽ đoạn thẳng thông thường:
void dline(int x1,int y1, int x2,int y2, int color) {
float y;
int x;
for (x=x1; x<=x2; x++) {
y = y1 + (x-x1)*(y2-y1)/(x2-x1) ;
putpixel(x, Round(y), color );
}
}
2. Thuật toán DDA (Digital Differential Analizer):
void ddaline (int x1,int y1,int x2,int y2,int c){
int x=x1;
float y=y1;
float k=(float)(y2-y1)/(x2-x1);
putpixel(x,round(y),c);
for(int i=x1;i<=x2;i++) {
x++;
y=y+k;
putpixel(x,round(y),c);
}
}
3. Thuật toán Bresenham
/*Thuat toan Bresenham ve dthang (0<k<1) */
void Bre_line(int x1, int y1, int x2, int y2, int c)
{int x, y, dx, dy,p,const1,const2;
y = y1;
dx = x2 - x1;
dy = y2 - y1;
p = 2*dy - dx;
const1 = 2*dy;
const2 = 2*(dy-dx);
for (x=x1; x<=x2; x++) {
putpixel(x, y, c);
if (p < 0)
p += const1; // p=p + 2dy
else {
p +=const2; //p=p+2dy-2dx
y++;
}
}
}
4. Thuật toán Trung điểm - Midpoint
/* Thuat toan Midpoint de ve doan thang (0<k<1) */
void Mid_line(int x1, int y1, int x2, int y2, int c){
int x, y, dx, dy,d;
y = y1;
dx = x2 - x1;
dy = y2 - y1;
d= dy - dx/2;
for (x=x1; x<=x2; x++){
putpixel(x, y, c);
if (d <= 0)
d = d + dy;
else {
y ++;
d = d + dy - dx;
}}
}
Bài quảng cáo
Quảng cáo - một phần tất yếu của cuộc sống.
Ngày nay, chúng ta có thể thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo ở bất cứ đâu. Ở nhà thì quảng cáo tràn ngập trên tivi, rồi thì tờ rơi được ném qua cổng, nhét qua khe cửa. Sáng chưa ngủ dậy đã thấy cái loa rè của mấy chú bán báo dạo oang oang tin cướp giết hiếp. Ra chưa khỏi ngõ thì loạn mắt vì tường và cột điện được bắn phá tơi bời bởi mấy tay khoan cắt bê tông. Còn ra tới đường thì thôi, đứng yên có băng rôn, khẩu hiệu; chạy trên đường thì thành xe buýt, xe tắc xi, mấy em PG mặc đồng phục chạy xe đạp. Tới công ty, mở máy tính, vào mạng thì banner, pop-up, mail adv… Bực mình, đi “hái hoa”, thì rồi: toa lét, thang máy cũng đầy quảng cáo.
Quảng cáo tác động khủng khiếp nhiều hơn chúng ta tưởng. 20 năm trước một bánh xà phòng là đủ cho nhu cầu vệ sinh cá nhân. 15 năm trở lại đây chúng ta có thêm dầu gội. Mươi năm đổ lại đây có thêm dầu xả. Từ son phấn, các bạn gái của chúng ta bổ sung thêm trong bộ sưu tập của mình kem dưỡng da, rồi lại kem dưỡng da ban ngày, kem dưỡng da ban đêm, sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, kem tẩy trang... Trước không có thì chẳng sao, còn giờ không có thì cảm thấy thiếu thốn. Đó chính là tác động sâu rộng của quảng cáo. Có thể nói quảng cáo tác động tới nhận thức và thay đổi hành vi của chúng ta.
Đặc điểm của Quảng cáo
Bùng nổ
Quảng cáo thường có tác dụng trong thời gian ngắn, hiệu ứng tức thời, và tất nhiên mỗi quảng cáo đều hướng tới một lớp đối tượng nhất định với một thông điệp rõ ràng, kêu gọi một hành động cụ thể.
Chúng ta cũng cần phải phân biệt quảng cáo với PR – Quan hệ Công chúng. PR tác động về lâu dài theo kiểu mưa dầm thấm lâu, không hướng tới lợi nhuận, mục đích của PR là xây dựng tình cảm tốt với người tiêu dùng.
Bài Quảng cáo
Mình muốn chia sẻ với các bạn cách viết một bài quảng cáo trên website. Website ở đây đóng vai trò là kênh truyền thông tin. Bài quảng cáo trên website không giống với bài quảng cáo trên các loại hình khác như báo giấy, tạp chí, không phải là tin quảng cáo, và khác với bài PR. Để có một bài quảng cáo hay trên môi trường trực tuyến ngoài việc ghi nhớ các tính chất chung của quảng cáo, đặc điểm của một bài viết chuẩn SEO, các cũng có thêm tham khảo thêm một số vấn đề sau:
Tiêu đề
Là yếu tố đặc biệt quan trọng trong một bài quảng cáo, nó gửi đi một thông điệp mạnh mẽ và quyết định việc người đọc có tiếp tục click hoặc đọc sâu xuống bên dưới nữa không.
Tham khảo: Cách đặt tiêu đề bài viết
Câu mào đầu: cần phải nhấn mạnh đề tài quảng cáo
Tham khảo: Mở đầu một bài viết
Nội dung quảng cáo:
Trong quảng cáo bạn có thể nói quá, nhưng không được phép sai sự thật, những cụm từ như: ngon nhất, tốt nhất, hiện đại nhất, rẻ nhất… đã không còn hiệu quả. “Công ty dịch vụ môi trường tốt nhất”, “Kem chống nắng tốt nhất”… không còn sức thuyết phục nữa, nhất là khi khách hàng ngày càng có xu hướng nghi ngờ các mẫu quảng cáo. Bạn có thể thay thế bằng những cụm từ “khiêm tốn” hơn mà vẫn hiệu quả như: hàng đầu, duy nhất, đầu tiên, công nghệ tiên tiến, hương vị đặc trưng, chất liệu tự nhiên, thân thiện…
Nên đi thẳng vào vần đề, tránh dài dòng. Bạn hãy tự hỏi: “mục đích của quảng cáo này là gì?”, tập trung vào một số từ khóa chủ chốt (không phải từ khóa để SEO nhé), đưa ra một thông điệp rõ ràng. Ví dụ: Bạn phải viết bài quảng cáo cho sản phẩm keo dán kính, đây là một sản phẩm mới, mục đích của bạn là giới thiệu nó tới khách hàng. Từ khóa cho bài viết sẽ là: dây chuyền hiện đại, công nghệ Mỹ, khô nhanh, giãn nở đều, chống thấm tốt, kháng nấm mốc, khuyến mãi…
Nên sử dụng ngôn từ giản dị, tránh việc sử dụng từ ngữ chuyên môn tràn lan. Bạn có thể thao thao về SEO Copy Writing, Google Adword, Link Building… nhưng đó là ở trên các diễn đàn về công nghệ và SEO. Còn nếu bạn có một trang web cung cấp dịch vụ SEO, bao nhiêu khách hàng có thể hiểu điều bạn nói? Hãy đơn giản hóa vấn đề, thay những thuật ngữ chuyên ngành đó thành: viết nội dung cho web, quảng cáo Google, xây dựng liên kết…
Nếu sản phẩm của bạn tốt, an toàn, điều này được chứng thực bởi các cơ quan chức năng thì bạn đừng ngần ngại nói cho khách hàng của mình biết điều đó. Ngoài ra để tăng cường sự tin tưởng của khách hàng bạn có thể đưa thêm thông tin về các giải thưởng mà công ty giành được cho chất lượng sản phẩm, dịch vụ; nhận xét của các khách hàng nổi tiếng, các ngôi sao. Và tất nhiên nếu sản phẩm của bạn có truyền thống, xuất hiện từ rất lâu trên thì trường thì đó là một lợi thế bạn có thể cân nhắc để đưa vào nội dung quảng cáo.
Mặc dù mục đích của quảng cáo là được nhiều người biết tới, thúc đẩy bán hàng, nhưng bạn đừng chỉ nghĩ về sản phẩm của mình, không nên chỉ quan tâm tới những đặc điểm của sản phẩm. Điều khách hàng quan tâm là tiện ích của sản phẩm, nó có phù hợp với những giá trị họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm đó hay không. Trong nhiều năm liền thuốc lá Malboro trung thành với hình ảnh của những gã cao bồi – những người đàn ông mạnh mẽ, khẩu hiệu của họ là “Vùng đất Marlboro” (Marlboro country). Người ta mua và hút thuốc lá không phải vì nó thơm mồm – bổ phổi – diệt trùng lao, mà vì muốn được mạnh mẽ, cá tính. Huyền thoại bóng đá Pháp Eric Cantona nói: “Tôi đã từng đánh đồng đội, bay đạp vào cổ động viên, cãi trọng tài, nhận thẻ đỏ từ trọng tài, rồi gọi tay trọng tài đó là quân mất dạy. Vậy mà không hiểu sao có người vẫn tài trợ cho tôi. Nike”. Đó là quảng cáo lối sống, ở Việt Nam mình thấy Kotex đi theo hướng này: “Đừng nói tôi khác biệt khi tôi là chính tôi” Tóm lại bạn không quảng cáo và bán sản phẩm, bạn đang nói đến những giấc mơ.
Cung cấp ngắn gọn nhưng đầy đủ các thông tin về sản phẩm, dịch vụ sử dụng các “từ khóa” có tính kích thích như: khuyến mãi, mua một tặng một, miễn phí, tiết kiệm, bảo đảm…. Kêu gọi hành động với các “từ khóa” như: chỉ trong 3 ngày, siêu khuyến mãi, giới hạn, dành cho, số lượng có hạn…
Khai thác tối đa thông tin.
Trong nhiều trường hợp quảng cáo không chỉ là một bài đơn lẻ mà là một tập hợp các bài viết trong một chiến dịch quảng cáo, marketing. Khi ấy bạn cần có kế hoạch viết bài, và nên tận dụng tối đa thông tin các thông tin mà bạn có để viết bài một cách đều đặn, có điểm nhấn.
Trước đây mình làm hợp đồng truyền thông cho một công ty, trong đó có tham gia một giải thưởng của Bộ Công thương và treo phướn ngoài đường. Khi có thông tin đạt giải mình viết một bài, hôm trao giải về viết một bài, hôm treo phướn thì ra đường chụp ảnh xong về viết một bài. Sau này rút kinh nghiệm mới thấy là vẫn thiếu sót, ngoài những thông tin chính mình có thể viết nhiều bài liên quan tới quá trình chuẩn bị, rồi hoạt động bên lề, tri ân khách hàng… Nó khiến thông tin trên web của mình thường xuyên, liên tục và nóng hổi, có hệ thống hơn.
Biết mình là ai
Các bạn nên xác định rõ nhiệm vụ, mục đích của bài quảng cáo và đặt ra những mục tiêu cụ thể. Các bạn cũng nên hiểu một bài quảng cáo mà có thể ngay lập tức thúc đẩy việc bán hàng thì nó là bài do Copy Writer chuyên nghiệp viết và thường được đăng tải đồng loạt trên các phương tiện truyền thông lớn với giá ngất ngưởng. Còn với các bài như chúng ta thường viết là để đăng tải trên web đang SEO, trên diễn đàn, mạng xã hội… chi phí nhỏ hơn, nhắm vào lớp đối tượng nhất định, nó có hiệu quả nhưng không hẳn là ngay và luôn. Vì thế bạn cũng như chủ doanh nghiệp cũng nên xác định bài quảng cáo (nói riêng), quảng cáo (nói chung) là một phần trong tổng thể chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Vì thế nó đòi hỏi tính thường xuyên, liên tục, đúng đắn và đầy đủ. Chứ không phải là viết được một bài hay làm một quảng cáo là tiền thiên hạ tự động chảy về tài khoản công ty.
----------
» Bài PR
----------
» Bài PR
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013
Mở đầu một bài viết
Vạn sự khởi đầu nan - Gian nan bắt đầu nản
SEO cũng thế, gắng lên các bạn ạ.
Viết một bài để phục vụ mục đích SEO, nhiều khi chỉ khó đoạn mở đầu, còn đầu đã xuôi thì đuôi kiểu gì chẳng lọt (Nói chung thôi nhé, thực tế là nhiều khi mình viết bài mình xong rồi, đọc thấy chưa ưng vẫn đập đi viết lại, rồi lại đập đi viết lại tới lần thứ 3 mới thấy tạm ổn).
Các SEOer đều biết title và description nên chứa từ khóa, và từ khóa phải xuất hiện ở câu đầu hoặc đoạn đầu của bài viết. Điều này là tốt, nhưng sẽ rất mệt mỏi khi phải viết bài với một mớ từ khóa luẩn quẩn trong đầu. Chúng ta hãy thỏa thuận với nhau là tạm gác từ khóa sang một bên. Cứ viết thật bình thường, tự nhiên, hấp dẫn đã, sau đó sẽ nói tới chuyện từ khóa sau.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mở đầu một bài viết. Với một bài báo thì mở đầu bài viết được gọi là Sapo. Sapo được dùng để để hoàn thiện Tít, tóm tắt thông tin. Vị trí của Sapo là dưới tiêu đề bài viết và thường được in đậm. Sapo được biết đến nhiều nhất với cấu trúc 5W + 1H (trả lời các câu hỏi: ai? – cái gì? - ở đâu? – khi nào? – tại sao? – như thế nào?), cấu trúc này rất phổ biến trong viết tin và thông cáo báo chí. Đây là một mô hình phổ biến, nhưng không phải mọi thể loại bài viết trong báo chí đều dập theo mô hình này. Các mục đích và lối viết khác nhau: như bài PR, bài quảng cáo sẽ có cấu trúc, văn phong và cách mở đầu khác nhau. Các bạn có thể tham khảo các cách mở đầu một bài viết dưới đây:
SEO cũng thế, gắng lên các bạn ạ.
Viết một bài để phục vụ mục đích SEO, nhiều khi chỉ khó đoạn mở đầu, còn đầu đã xuôi thì đuôi kiểu gì chẳng lọt (Nói chung thôi nhé, thực tế là nhiều khi mình viết bài mình xong rồi, đọc thấy chưa ưng vẫn đập đi viết lại, rồi lại đập đi viết lại tới lần thứ 3 mới thấy tạm ổn).
Các SEOer đều biết title và description nên chứa từ khóa, và từ khóa phải xuất hiện ở câu đầu hoặc đoạn đầu của bài viết. Điều này là tốt, nhưng sẽ rất mệt mỏi khi phải viết bài với một mớ từ khóa luẩn quẩn trong đầu. Chúng ta hãy thỏa thuận với nhau là tạm gác từ khóa sang một bên. Cứ viết thật bình thường, tự nhiên, hấp dẫn đã, sau đó sẽ nói tới chuyện từ khóa sau.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn cách mở đầu một bài viết. Với một bài báo thì mở đầu bài viết được gọi là Sapo. Sapo được dùng để để hoàn thiện Tít, tóm tắt thông tin. Vị trí của Sapo là dưới tiêu đề bài viết và thường được in đậm. Sapo được biết đến nhiều nhất với cấu trúc 5W + 1H (trả lời các câu hỏi: ai? – cái gì? - ở đâu? – khi nào? – tại sao? – như thế nào?), cấu trúc này rất phổ biến trong viết tin và thông cáo báo chí. Đây là một mô hình phổ biến, nhưng không phải mọi thể loại bài viết trong báo chí đều dập theo mô hình này. Các mục đích và lối viết khác nhau: như bài PR, bài quảng cáo sẽ có cấu trúc, văn phong và cách mở đầu khác nhau. Các bạn có thể tham khảo các cách mở đầu một bài viết dưới đây:
“SEO khô khan, SEO cứng nhắc”… tôi từng nghe nhiều bạn nói vậy.
Rồi “em làm về tranh treo tường”, “em làm về xe máy cũ”… chẳng có gì để viết cả.
Có quá nhiều lời than phiền, nhưng thực tế là không có gì để viết vì các bạn chưa đào sâu, chưa trải nghiệm thôi. Còn nếu đã có hiểu biết nhất định về ngành mà mình SEO thì bạn đừng lo nó khô. Lối mào đầu dẫn dắt khuyên bạn bỏ qua mọi công thức, giáo khoa, kinh viện. Bạn có thể hư cấu hoặc bắt đầu bằng các giai thoại.
Năm 17 tuổi tôi có phi vụ đầu tiên, đó là chiếc chiếc Jupiter 125cc màu bạc. Nhập buổi sáng, bán buổi tối, lãi gấp đôi. Tôi tin đó là một khởi đầu may mắn.
Bạn không nhất định phải nhăm nhăm giới thiệu về cái xe cần bán, với những câu mà ai cũng biết là giả dối, như: “chính chủ”, “mới 99%”, “xe nữ đi”… Đó là những từ khóa trong lĩnh vực của bạn, nó rất tốt, nhưng không nhất định phải có mặt ở mọi nơi.
Tôi đến với SEO cách đây 3 năm, nghĩa là sau gần 10 năm lang bạt kì hồ. Sau một thời gian dọc ngang Nam tiến, làm qua vài công việc, người khinh có, người quí có, tôi trở về Bắc dắt theo một vợ, một con nhỏ, bắt đầu lại từ đầu. Anh tôi, dân IT gộc, đời đầu bảo: “IT có theo thì 5 năm nữa trình mày mới tàm tạm, không ổn”. Thời gian sau, anh gặp tôi bảo: “mày làm SEO đi, cái này đang nổi”, rồi tiếp: “cái này đòi hỏi não to”.
Bạn có thể viết về SEO một cách nhẹ nhàng, không nhất thiết phải đao to búa lớn, và sử dụng một loạt thuật ngữ chuyên ngành làm gì. Tôi theo quan điểm: người giỏi là người biết rõ một công việc. Người giỏi hơn nữa là người biết công việc đó và có thể làm cho người khác hiểu như mình. Vì thế tôi luôn cố gắng viết thật đơn giản, dễ hiểu. Nhiều bạn bảo không thể nói cho người nhà, bạn bè của mình hiểu công việc của bản thân, về SEO. Hy vọng sau khi đọc những dòng trên các bạn có thể lung lay phần nào cách nghĩ đó.
Mở đầu bằng một nhân vật
ửi xe. Cơ man nào là xe máy cũ! Có lẽ xe máy cũ kô có người chạy mà vẫn còn trong sổ quản lý nhà nước chắc con số cũng lên tới hàng triệu chiếc. (2)
Mộ ví dụ khác:
Vừa rồi trong công ty mình đã xảy ra trường hợp đáng thương tâm.
Một đồng nghiệp của mình đã qua đời trong lúc làm việc vì đột quỵ. Thật khủng khiếp, anh ấy chỉ mới 28 tuổi, và vợ anh ấy đang mang thai. Mặc dù anh ấy có tiền sử bị bệnh tim, nhưng làm việc đến tận 9h đêm trong nhiều ngày liên tiếp rõ ràng là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn đáng tiếc đó. Không thể đổ lỗi cho công ty,
Mở đầu dựng cảnh
Xe máy cũ bày bán đầy rẫy trên các phố từ các quận trung tâm với xe sang hàng hiệu đã xài qua rồi cho tới các quận vùng ven với đủ loại xe Nhật Ý Tàu thượng vàng hạ cám bày thành dãy nhiều tưởng như bãi gOT (Over Time) là một phần của công việc, các bạn làm việc trong ngành IT hẳn hiểu rõ điều này. Khi deadline đến, chúng ta buộc phải cố gắng hoàn thành công việc của mình, đó là trách nhiệm. (3)
“Nói có sách, mách có chứng” nhưng đôi khi không có sách vở để viện dẫn thì sao nhỉ? Dựa vào “chứng” thôi. Trong một số hoàn cảnh đặc biệt nào đó, bạn không có được những số liệu để thuyết phục khách hàng thì việc bắt đầu bằng một nhân vật, kể về một câu chuyện liên quan tới nhân vật. Ban có thể thêm vài nhân vật nữa nếu cần sau đó nêu lên suy nghĩ của bạn về một hiện tượng xã hội mà “ai cũng biết là cái gì đó”.
"Seo là cái nghề chán ngắc" Bạn của tôi phát biểu vậy khi cả tháng trời không làm được từ khóa nào lên Top, đấy, seo là cái nghề đầy may rủi, có thể bạn nhận dự án và có thể bị đuổi việc bất kỳ lúc nào nếu từ khóa không lên top trong số x thời gian nào đó, nhưng có thể bạn vừa bị đuổi việc thì từ khóa lên, đây gọi là Hên sui thôi ! (1)
Bạn có thể kể thêm vài ví dụ nữa, sau đó yên tâm đưa ra kết luận như đinh đóng cột rằng: “SEO chán ngắc” hoặc SEO ảo, SEO hên xui…
Mở đầu dựng cảnh
Đôi khi bạn bế tắc trong việc tìm kiếm ý tưởng. Bạn có thể bắt đầu bằng việc thuật lại chính xác những điều đã xảy ra, những gì bạn nhìn thấy.
Xe máy cũ bày bán đầy rẫy trên các phố từ các quận trung tâm với xe sang hàng hiệu đã xài qua rồi cho tới các quận vùng ven với đủ loại xe Nhật Ý Tàu thượng vàng hạ cám bày thành dãy nhiều tưởng như bãi gOT (Over Time) là một phần của công việc, các bạn làm việc trong ngành IT hẳn hiểu rõ điều này. Khi deadline đến, chúng ta buộc phải cố gắng hoàn thành công việc của mình, đó là trách nhiệm. (3)
Mở đầu gây sốc
Nói gì thì nói: thích Sốc – S.E.X – Sến có xu hướng ngày càng phổ biến, phổ biến đến mức khi nghe nói tới, người ta chỉ chép miệng mà rằng: “chuyện thường ngảy ở huyện í mà”. Vì thế, khi viết bài, cứ cho là chuẩn SEO, có thêm chút 3S làm gia vị cũng là một cách để gia tăng độc giả (mình không thích sử dụng từ câu view).
Các kết quả tra cứu qua Google đang bị “ô nhiễm” và những website được đầu tư vào lĩnh vực S.E.O (kỹ thuật tối ưu công cụ tìm kiếm) chuyên nghiệp sẽ không khó đạt được những thứ hạng cao nhất. (4)
Và đây nữa:
Hiện nay việc làm website ở Việt Nam cứ như chỉ là 1 trò đùa, các doanh nghiệp làm website cũng chỉ gọi là có chứ ko hề quan tâm đúng mức đến lợi ích của việc có website. Khi làm website đa số các doanh nghiệp đều nghĩ đến việc làm sao giá thành rẻ nhất và chất lượng tốt nhất. Nhưng những cái giá từ 2 - 4triệu thì liệu hỏi họ có thể nhận được những website chất lượng được không? (5)
Google bị ô nhiễm, web giá rẻ, doanh nghiệp ham rẻ, chất lượng… các bạn có thấy mình trong đó không, có thấy chột dạ, giật mình không?
Mở đầu bằng câu hỏi
Bạn đưa ra câu hỏi, người đọc trả lời, thông qua đó thu hút sự quan tâm của họ, thôi thúc độc giả đi tìm câu trả lời, và đọc tiếp xuống dưới.
Xóa hay không xóa những phản hồi tiêu cực về bạn trên Facebook? Hành động cảm tính tức thời có thể thay thế bằng lý trí và có tầm nhìn xa hơn hay không? (6)
Hoặc:
Câu hỏi nhiều người đang đặt ra đó là “Liệu tôi có thể tự làm SEO hay nên chi một khoản tiền thuê một chuyên gia SEO làm dịch vụ SEO cho mình?”. (7)
Mở đầu dùng câu trích dẫn
Việc trích dẫn lời nói của một người có uy tín trong ngành để cho bài viết có trọng lượng thì đã được sử dụng từ lâu rồi. Trong ngành SEO cứ trích dẫn lời của Matt Cutts thì còn ai mà cãi nổi nữa. Mình không muốn mang Matt Cutts ra ai nữa, vì thế bạn nghĩ sao về ví dụ dưới đây:
“Việt Nam có thể đi tắt đón đầu, đi thẳng vào công nghệ mới” ông Ross Fowler, Phó Chủ tịch Cisco Systems khẳng định. (8)
Mở đầu dùng đoạn hội thoại
Bạn có thể dùng một đoạn hội thoại để dẫn dắt độc giả, nó giống như kể lại một câu chuyện. Mà người đọc để biết được phần kết sẽ phải đi đến cùng của câu chuyện.
Trong quán cà phê: “Trong chú nhàu nhĩ quá – em bận”, “Công việc thế nào” – “Vẫn bình thường,… mà em định trở thành một SEO copywriter chuyên nghiệp”.
Đây là mở đầu của mình cho bài viết tại sao mình lại theo con đường SEO copywriter. Mình cũng có thể mở đầu theo cách dưới đây:
“Cậu có dùng Facebook không – Mình dùng G+”, “Nhưng cậu là người làm Marketing Online!? – Mình biết, nhưng mình không có thời gian để quan tâm đến tất cả mạng xã hội. Thật ra thì mình thích làm nội dung hơn”.
Mào đầu thể hiện quan điểm
Giản dị, rõ ràng và thẳng thắn, bạn có thể đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề gì đó. Và tất nhiên, bạn sẽ có một lượng độc giả nhất định – những người ủng hộ quan điểm của bạn.
Mạng Internet gần đây xuất hiện những lời rao quảng cáo trên Google rất hấp dẫn: “quảng cáo Google 24/24 chỉ với 32 USD mỗi tháng” hay “quảng cáo Google xuất hiện trên top 1-3 hiển thị 24/7 không giới hạn số lần bấm chuột với giá trọn gói 900.000 đồng/tháng”… Những người am hiểu về quảng cáo trên Google cho rằng đó chỉ là chiêu lừa những khách hàng không hiểu biết. (9)
Đây là một mào đầu thể hiện quan điểm về SEO:
Trong SEO người ta luôn nói tới vai trò quan trọng của nội dung – content is the King, chính vì thế để SEO thành công người làm SEO cần phải tối ưu hóa nội dung cho thật tốt. (10)
Còn đây là mào đầu của mình:
Một số người lạc quan cho rằng tổ chức nội dung cho một website là dễ dàng, một số khác cho rằng họ không thể, đó là những người bi quan. Tôi không phải mẫu người thích quan trọng hóa vấn đề, cũng không lạc quan tếu táo, tôi thích chinh phục thử thách, khám phá bản thân. Với tôi, SEO copy writing mang đến những trải nghiệm mới.
Nguồn tham khảo
(2) Xe máy cũ vẫn còn đất sống
(3) Gửi các bạn programmer, và dân IT nói chung...
(4) JCPenney.com bị phạt vì dùng blackhat SEO
(5) Hậu quả của việc thiết kế web giá quá rẻ
(6) Ai đã xóa comment tiêu cực trên Facebook?
(7) Bạn đã làm SEO như thế nào? – Đó mới là điều quan trọng.
(8) Việt Nam không lạc hậu về công nghệ thông tin
(9) Chiêu lừa quảng cáo trên Google adwords
(10) 5 yếu tố SEO quan trọng bên cạnh nội dung
-------------------------------------------------
» Tối ưu hóa thẻ mô tả (Meta Description)
Tối ưu hóa Thẻ tiêu đề (Meta Title)
» Tối ưu hóa Thẻ tiêu đề (Meta Title)Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013
Nghị định 72 thay đổi hành vi cư dân mạng.
Một buổi sáng đẹp trời tình cờ nhận được tin nhắn của thằng bạn hỏi về “văn bản để xin phép cho copy bài”.
Tham khảo Dịch vụ xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thì mình thấy qui trình như sau:
Các hồ sơ, tài liệu:
Làm chi vậy mầy ?
Làm trang Thông tin tổng hợp.
Oạch, thằng này chịu chơi dữ ta ơi. Hóa ra nó có cái website tin tức, làm chơi ai dè traffic tăng ào ào, cũng có chút tai tiếng (ý quên: tiếng tăm), đang xin giấy phép hoạt động. Tất nhiên toàn copy – paste từ đủ mọi nguồn. Đùng một cái nghị định 72 NĐ – CP ra đời, cu cậu cuống cả lên. Thực ra mình đã định “I don’t know” rồi, mà nghĩ lại, không được. Bạn nó cần, nó tin nó mới hỏi bạn. Bạn lại phủi toẹt một cái, phũ phàng quá. Lại căm cụi gửi vài cái mail, nhắn vài tin nhắn, treo vài status, rồi kì cạch Search… vãi rồi cũng có được chút thông tin. Xem nào, nghị định:
QUẢN LÝ, CUNG CẤP, SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET VÀ THÔNG TIN TRÊN MẠNG
(72/2013/NĐ-CP)
Bắt đầu bằng hiểu về một số từ ngữ chính nhé:
_ Nguồn tin chính thức là những thông tin được đăng, phát trên báo chí Việt Nam hoặc trên các trang thông tin điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước theo quy định pháp luật về báo chí, sở hữu trí tuệ.
_ Thông tin tổng hợp là thông tin được tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin, nhiều loại hình thông tin về một hoặc nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
_ Trang thông tin điện tử (website) là hệ thống thông tin dùng để thiết lập một hoặc nhiều trang thông tin được trình bày dưới dạng ký hiệu, số, chữ viết, hình ảnh, âm thanh và các dạng thông tin khác phục vụ cho việc cung cấp và sử dụng thông tin trên Internet.
Tiếp theo đó mình tìm hiểu xem website của thằng bạn mình thuộc dạng trang Thông tin điện tử nào. Đây rồi
Phân loại trang thông tin điện tử
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
Vậy website của thằng bạn mình là Trang thông tin điện tử tổng hợp (đấy là sau khi có giấy phép nhé, gọi trước cho nó sang cái miệng). Tiếp theo là tìm hiểu về điều kiện để thành lập các trang tin điện tử. Đây rồi:
Quản lý việc thiết lập trang thông tin điện tử
_ Tổ chức, doanh nghiệp chỉ được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập mạng xã hội khi có Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội.
_ Tổ chức, doanh nghiệp được cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, Giấy phép thiết lập mạng xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam có chức năng, nhiệm vụ hoặc đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với dịch vụ và nội dung thông tin cung cấp.
b) Có nhân sự quản lý đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Đã đăng ký tên miền sử dụng để thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội;
d) Có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật, tổ chức, nhân sự phù hợp với quy mô hoạt động;
đ) Có biện pháp bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.
Túm lại a -> đ là điều kiện cần, còn đủ thì phải có thêm Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp. Tiếp tục tìm hiểu thì được biết giấy phép này chỉ có thời hạn (theo đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 10 năm). Giấy phép này được:
Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho cơ quan báo chí, cơ quan ngoại giao và lãnh sự, tổ chức trực thuộc Trung ương, tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; tổ chức Chính phủ và phi chính phủ nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Tức là Sở Thông tin và Truyền thông cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho tổ chức, doanh nghiệp không thuộc các đối tượng trên. Thằng bạn mình túm lại sẽ phải về tỉnh mà xin vì tin của nó là tin địa phương.
Tiếp theo mình cũng ghé qua xem:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, doanh nghiệp thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
_ Được thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp và cung cấp thông tin tổng hợp cho công cộng theo quy định của pháp luật;
_ Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
_ Xây dựng quy trình quản lý thông tin công cộng;
_ Kiểm tra, giám sát, loại bỏ những thông tin công cộng có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5 Nghị định này ngay khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
_ Thực hiện quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến việc cung cấp và sử dụng thông tin.
_ Lưu trữ thông tin tổng hợp tối thiểu trong 90 ngày kể từ thời điểm thông tin được đăng trên trang thông tin điện tử tổng hợp;
_ Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Tham khảo Dịch vụ xin giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp thì mình thấy qui trình như sau:
Các hồ sơ, tài liệu:
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đầu tư đã bổ sung các ngành nghề cần thiết (03 bản sao công chứng)
2. Giấy xác nhận đăng ký tên miền (03 bản sao công chứng)
3. Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm chính về nội dung và các thành viên phụ trách việc cung cấp thông tin có chứng nhận của UBND phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú dán ảnh 3x4 có đóng dấu của UBND phường, (03 bộ).
Lưu ý: Người chịu trách nhiệm chính nội dung trang tin chính là người đại diện theo pháp luật (được thể hiện trong Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh/hoặc giấy chứng nhận đầu tư).
4. Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc Hợp đồng khai thác tin với báo, các tổ chức có chứng nhận cung cấp thông tin.
5. Hướng dẫn sử dụng (nếu có).
6. Bản in trang chủ và những trang chính (03 bản) có đóng dấu giáp lai.
7. Bằng đại học của người chịu trách nhiệm quản lý nội dung trang tin (3 bản sao chứng thực)
8. Giấy giới thiệu (hoặc giấy uỷ quyền) cho đại diện thực hiện các Công việc đăng ký xin giấy phép thiết lập trang tin điện tử.
9. Văn bản chấp thuận của tổ chức cung cấp thông tin
Gần xong rồi, tinh thần phấn khởi làm luôn cái mẫu đơn cho nó hoành:
Đọc thì dài, việc thì nhiều nhưng túm lại thì:
1. Muốn tổng hợp tin tức thì phải là Trang Thông tin điện tử tổng hợp.
2. Có tiềm lực: tài chính, nhân sự, qui trình quản lý.
3. Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ thì có 2 thứ quan trọng nhất là
3.1. Giấy phép: thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
3.1. Giấy phép: thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp.
3.2. Văn bản chấp thuận của tổ chức cung cấp thông tin: Về văn bản này theo mình được biết thì: Làm công văn gửi tới thư ký tòa soạn đề nghị ký nghị quyết hoặc biên bản thỏa thuận về việc hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin.
Hồ sơ thì nộp cho Cục quản lý Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thônghoặc Sở Thông tin và Truyền thông.
4. Cuối cùng: sống, làm việc trên cơ sở tôn trọng hiến pháp và pháp luật các bạn nhé.
Vừa xin được mẫu Công văn đề nghị được sao chép thông tin, gửi lên cho cả nhà tham khảo
-------------------------------------------
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)