Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Cách đặt tiêu đề bài viết

Tiêu đề bài viết là một yếu tố rất quan trọng trong kết cấu của một bài viết phục vụ SEO. Trong trường hợp bạn SEO từ khóathì tiêu đề phải chứa từ khóa, khi bạn SEO bài viết thì tiêu đề bài viết thường là title. Title cùng với description là một trong 2 yếu tố được thể hiện trên bảng kết quả tìm kiếm. Nếu tiêu đề và mô tả của bạn tốt, khả năng nhận được click chuột sẽ rất cao.
Trong báo chí, tiêu đề thường được biết tới nhiều hơn dưới tên gọi là “tít”, giật tít, viết tít là một công việc khó khăn, trong nhiều trường hợp việc viết “tít” thường được giao cho một phóng viên kỳ cựu, biên tập, sau khi tác giả hoàn thành phần nội dung bài báo.
Một số người có thói quen viết tiêu đề sau khi hoàn thành bài viết, mục đích là từ bài viết có thể cô đọng thành một đoạn, từ một đoạn cô đọng thành một câu, câu đó chính là tiêu đề, nó sẽ bao quát toàn bài. Ở mức độ đào tạo chuyên nghiệp, thì người học đôi khi phải diễn đạt toàn bộ bài viết chỉ trong một cụm từ 2- 3 chữ. Một số người khác thì lại có thói quen viết tiêu đề trước, sau rất nhiều trăn trở, mục đích để bài viết luôn trung thành với mạch chính của mình, không lan man. Tuy nhiên, được viết trước hay sau thì đó là cách làm của mỗi người, vấn đề nằm ở chỗ tiêu đề có hay, độc đáo, thể hiện tốt tư tưởng chủ đề của bài viết hay không.
Dịch vụ SEO nội dung và Copywriting
Một số loại tiêu đề thường thấy
1.      Dùng con số để nhấn mạnh.
Các con số có tác dụng rất tốt trong các tiêu đề. Những con số sẽ tạo ra sự tin cậy và một hình ảnh chính xác cho câu tiêu đề. Số lẻ thường gây sự chú ý tốt hơn số chẵn (riêng số 10 là một số chẵn ngoại lệ). Ví dụ:
_ 3 bí quyết làm facebook marketing hiệu quả
_ 10 Ngày học làm SEO
_ 10 chương kiến thức SEO dành cho beginner SEO
_ Nhận định của 18 chuyên gia SEO hàng đầu thế giới
_ 4 Bước Để Trở Thành Seo Chuyên Nghiệp
_ Một ngày làm chuyên viên SEO
_ Từ 0 đến 1.4 triệu visitor trong 6 tháng: Bài học về việc xây dựng lượng truy cập
_ Cách để có 10 website vệ tinh PR4-5 chỉ với 1 site PR6 !

2.      Dùng cấu trúc bỏ lửng mà dấu lửng hiện diện ở giữa tít.
_ Dấu lửng dùng trong tiêu đề để biểu thị rằng người viết chưa diễn đạt hết ý, khuyến khích người đọc click để có nhiều thông tin hơn. Ví dụ:
_ Làm SEO thì chú ý gấp ...
_ Tư vấn offpage hiệu quả …

3.      Đặt ra những câu hỏi.
Tiêu đề dạng này đặt ra một câu hỏi, nó khơi gợi trí tò mò của người đọc, đồng thời hàm ý rằng: “Câu trả lời ở trong chiếc hộp bí mật này, tất cả những gì bạn cần làm, đó là click chuột”. Ví dụ:
_ Làm SEO nên làm có dấu hay không dấu ?
_ Làm cách nào để chọn được 1 domain tốt ?
_ Có nên SEO từ khoá sai chính tả không ?
_ SEOer – anh là ai?
_ Đặt textlink ở footer hay sidebar ?

4.      Dùng các đơn vị của ngôn ngữ dân gian như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca...
Thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca là lời ăn tiếng nói hàng ngày, được truyền lại từ ông cha, được gìn giữ và phát huy qua nhiều thế hệ. Đó là những lời nói ngắn gọn, thể hiện những kinh nghiệm thực tế, phong phú, sinh động của người Việt trong ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Việc áp dụng ca dao, tục ngữ… trong tiêu đề bài viết tạo cảm giác thân quen, khơi gợi tình cảm, gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ:
_ Seo "Bình cũ rượu mới"
_ Google tố cáo Microsoft và Nokia “ném đá giấu tay”
_ Web giá rẻ - Tiền nào của nấy

5.      Dựa theo tên các tác phẩm văn học, điện ảnh, tên ca khúc nổi tiếng.
Các tác phẩm điện ảnh, ca khúc, tác phẩm văn học nổi tiếng vốn được nhiều người yêu thích, biết tới, có một lượng công chúng nhất định. Cũng giống như việc sử dụng ca dao, tục ngữ… trong tiêu đề bài viết, tít đặt theo tên các tác phẩm nổi tiếng tạo cảm giác thân quen, gây ấn tượng với người đọc. Ví dụ:
_ Kim Dung SEO pháp ! SEO và tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung
_ Tam@SEO: Rượu ốc luận SEOer
_ Tôn Tử SEO pháp

6.      Dập lại những mẫu cấu trúc tít có sẵn hoặc cấu trúc tít vốn là những chệch chuẩn đã từng nổi tiếng.
Với mỗi tiêu đề hay, cấu trúc của nó có thể được sử dụng trong nhiều bài viết khác nhau. Ví dụ câu nói: “Content is King, Backlink is Queen” đã quá nổi tiếng trong giới SEOer, gần như một câu cửa miệng. Và nó có thể được biến thể một chút thành:
_ BackLink is King với dân SEO Việt
_ Từ khóa 1 ngày lên 1 ngày xuống.
Một ví dụ khác là cấu trúc: xin lỗi…. chỉ là  được biết tới với nguyên gốc là: “Xin lỗi, em chỉ là con đĩ”, với rất nhiều biến thể như: “Xin lỗi em, anh chỉ là người nghèo”, “Xin lỗi, anh chỉ là thằng gangster”, "Xin lỗi... anh chỉ là thằng bán bánh giò ...". Cuối cùng khi được áp dụng vào môi trường SEO, thì được giật thành:
_ Xin lỗi anh chỉ là thằng làm nghề “SEO”

7.Tạo ra những cấu trúc mới lạ, bất thường cho tít.
Cái này thì không có công thức chung, do sự sáng tạo của mỗi người, thành công thì tốt, không thành công thì gạch đá là chuyện đương nhiên. Sau khi đọc lại hơn 2.000 title của iDVS tôi chỉ lượm được mỗi một bài này:
_ Fake PR? Nguyên nhân? Tại Sao? và Vì đâu? mình lại lừa mình?
(Một tiêu đề với năm dấu chấm hỏi, choáng thật)

8.Dùng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, cường điệu, hoán dụ...)
Phép tu từ (còn gọi là biện pháp tu từ) là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, nhằm đạt tới hiệu quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn.
_ Từ kỷ luật của người Nhật Bản nghĩ về đạo đức SEO
_ Cùng nhau phát triển trên con đẻ của google
_ Sự hồi sinh của loại long-tail keyword                           
_ Seoer và bầy thú điện tử
_ Google index với kết quả nhảy nhót?                            

9. Dùng những từ ngữ đang hoặc vẫn là điều bí ẩn dối với đa số độc giả
_ Đạo SEO: Sự cân bằng hoàn hảo
_ Style SEO của bạn là gì ?
_ Các level của SEO
_ Seo chính phái và seo tà đạo
Đạo SEO, Style SEO, Level SEO, SEO chính phái, SEO tà đạo là những khái niệm chưa được biết tới, hoặc chưa phổ biến rộng rãi.

10. Tạo ra một mệnh đề có vẻ ngược đời làm cho độc giả không thể không tìm hiểu.
_ Đào tạo SEO Online: Ngồi một chỗ, kiếm ngàn đô !                   
_ Seo vô cùng đơn giản
_ Giá trị của những từ khóa ít được tìm kiếm
_ Đập chết Google PENGUIN trong 1 nốt nhạc

11. Tiêu đề trích dẫn:
Đưa tên riêng lên đầu tít và trích dẫn câu nói của một nhân vật nổi tiếng, có uy tín, khiến người đọc có cảm giác nguồn tin mà tác giả dẫn ra là chính xác, đáng tin cậy. Ví dụ:
_ Matt Cutts: SEO Black-hat và Spam liên kết ít có khả năng hiển thị trên SERPS sau mùa hè này.
_ Matt Cutts tuyên bố “Dùng hình ảnh sao chép không ảnh hưởng đến thứ hạng tìm kiếm”

12. Tránh các tiêu đề:
Mơ hồ, chung chung thiếu căn cứ để hiểu. Ví dụ:
_ 10 phút để trở thành 1 chuyên gia SEO
_ Help me!!! không lẽ đã bị google phạt
_ Giúp mình với các bạn ơi !
_ Mong chỉ giáo

--------------------------------------
 » Tối ưu hóa Thẻ tiêu đề (Meta Title)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét